Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai, hướng dẫn cách viết, nộp đơn

Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai là mẫu đơn được sử dụng trong khi người có quyền sử dụng đất bị xâm phạm bởi các hành vi như lấn chiếm, tranh chấp ranh giới, tranh chấp đất nông nghiệp, lối đi chung,… Trong trường hợp hòa giải không thành tại UBND cấp xã/ phường, bạn có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc tại UBND các cấp có thẩm quyền. Các quy định của pháp luật cũng như cách viết mẫu đơn khởi kiện sẽ được trình bày cụ thể qua bài sau dưới đây.

hướng dẫn kiện lấn chiếm đất đai

hướng dẫn kiện lấn chiếm đất đai

Thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau: “Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép”.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  2. b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  3. c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
  4. d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, có thể hiểu lấn chiếm đất đai là hành vi trái pháp luật mà người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích sử dụng đất, tự ý sử dụng đất không phải thuộc quyền sử dụng của mình khi không được cho phép.

Mức xử phạt hành vi chiếm đất đai

Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP  quy định như sau:

Lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả.

Tùy từng trường hợp vi phạm lấn chiếm đất đai sẽ phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; ;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất;
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Chú ý, mức xử phạt hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp 02 lần cá nhân.

Xử lý hình sự hành vi lấn chiếm đất đai

Theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), hành vi lấn chiếm đất đai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

“1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  4. c) Tái phạm nguy hiểm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Khi nào cần viết đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai?

Khi có một trong các căn cứ về việc bị các cá nhân, tổ chức lấn chiếm đất theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, người sử dụng đất có quyền làm đơn khởi kiện đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết khi:

  • Hàng xóm có hành vi lấn chiếm đất đai ảnh hưởng đến lợi ích của mình;
  • Không thể tự thương lượng giải quyết với hàng xóm đề đòi lại phần diện tích đất bị lấn chiếm;
  • Đã tiến hành hòa giải tại Uỷ ban xã nhưng không thành.

Khi đã thực hiện các biện pháp thoả thuận, thương lượng nhưng vẫn không thành công, thì người bị lấn chiếm đất đai có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòaPS án giải quyết.

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai

Đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai phải có đầy đủ các nội dung sau:

  • Kính gửi: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất xảy ra tranh chấp.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện: Ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ nơi cư trú.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện: Ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện.
  • Nội dung khởi kiện: Trình bày rõ ràng, cụ thể hành vi lấn chiếm đất đai của người bị kiện, thời gian, địa điểm lấn chiếm, diện tích đất lấn chiếm, hậu quả của việc lấn chiếm.
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết: Ghi rõ yêu cầu của người khởi kiện đối với Tòa án, cụ thể là yêu cầu Tòa án buộc người bị kiện trả lại đất lấn chiếm, bồi thường thiệt hại (nếu có).
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Ghi rõ tên, số lượng, nội dung của các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Lưu ý khi viết đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai:

  • Đơn khởi kiện phải được viết tay hoặc đánh máy rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa.
  • Nội dung của đơn khởi kiện phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Đơn khởi kiện phải có đầy đủ chữ ký của người khởi kiện.

Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai

Mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai

>> Tải mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất: TẠI ĐÂY

Thủ tục khởi kiện lấn chiếm đất đai

Người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục theo đúng quy định để Tòa án giải quyết tranh chấp,   cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
  • Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm
  • Tòa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí khi hồ sơ hợp lệ và người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí rồi nộp lại biên lai cho Tòa
  • Tòa án ra quyết định thụ lý và tiến hành thủ tục cần thiết để giải quyết.

Luật sư tư vấn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật Kiến Việt

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật Kiến Việt

  • Hỗ trợ, cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp đất đai
  • Tư vấn các quy trình, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai
  • Hỗ trợ làm hồ sơ khởi kiện
  • Cung cấp dịch vụ luật sư tố tụng tham gia tranh tụng tại Tòa án

Trên đây là nội dung tư vấn về các quy định của pháp luật và mẫu đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai.  Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần luật sư đất đai tư vấn giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc Zalo số: 0386.579.303 để được tư vấn cụ thể hơn.

Scores: 4.72 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 539 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *