Mẫu tờ trình phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng mới nhất

Hiện nay có rất nhiều công trình xây dựng cần phá dỡ như nhà dân dụng, cầu cũ, công trình có nguy cơ sụp đổ, công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng, …Vậy để có thể tháo dỡ các công trình này một cách hợp pháp cần có mẫu tờ trình phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng hay đơn xin phép nộp lên cơ quan có thẩm quyền duyệt phương án.

Mẫu phương án phá dỡ công trình xây dựng

Mẫu phương án phá dỡ công trình xây dựng

Khi nào cần sử dụng phương án phá dỡ công trình xây dựng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 và khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng thì biện pháp thi công phá dỡ công trình xây dựng được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
  • Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;
  • Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
  • Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
  • Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Khi có nhu cầu phá dỡ công trình xây dựng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phá dỡ công trình có thể tự lập phương án phá dỡ công trình hoặc thuê tổ chức có chuyên môn lập phương án phá dỡ công trình.

Mẫu tờ trình phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng

Để thực hiện việc phá dỡ công trình cần phải có tờ trình để xin phê duyệt phương án tháo dỡ công trình xây dựng. Nội dung của tờ trình phải được trình bày rõ ràng, có đầy đủ thông tin về:

  • Thông tin công trình: tên chủ đầu tư, loại công trình, quy mô phá dỡ, địa điểm công trình xin phép tháo dỡ.
  • Hồ sơ phương án phá dỡ trình thẩm định: văn bản pháp lý; hồ sơ, tài liệu thiết kế, thẩm tra; các chứng chỉ hành nghề của người chủ phương án phá dỡ công trình.
  • Phương án, biện pháp thi công phá dỡ công trình.
  • Dự toán chi phí tháo dỡ.

Đối với việc tháo dỡ các công trình là nhà dân dụng (nhà cao tầng) thì chủ nhà thầu cần có thêm:

  • Bản vẽ thuyết minh chi tiết
  • Bản vẽ biện pháp thi công phá dỡ đi kèm

Sau đây là đường link tải mẫu tờ trình phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng.

Phá dỡ nhà dân dụng

Phá dỡ nhà dân dụng

Thủ tục phá dỡ công trình xây dựng

Để hoàn tất quy trình phá dỡ công trình xây dựng thì thông thường phải trải qua các bước:

  • Lập phương án
  • Thẩm tra, phê duyệt phương án
  • Tổ chức thi công
  • Nghiệm thu

Tại khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định thủ tục phá dỡ công trình như sau:

‘‘2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:

  1. a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
  2. b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
  3. c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
  4. d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.’’

Quy định trách nhiệm các bên trong phương án phá dỡ công trình xây dựng

Để quá trình phá dỡ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả cần có sự phối hợp của các bên. Theo khoản 3 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định về trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng như sau:

  1. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình
  • Phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo trình tự được pháp luật quy định.
  • Tự thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thi công phá dỡ công trình xây dựng nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc có thể thuê các tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  1. Trách nhiệm của nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình:
  • Lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt.
  • Thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có).
  • Theo dõi, quan trắc công trình.
  • Bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  1. Trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật.

  1. Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ:

Chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu không sẽ bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.

Luật sư tư vấn giải pháp, phương án tháo dỡ công trình

Phá dỡ công trình là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, bảo vệ môi trường,… Do đó, việc tư vấn giải pháp, phương án tháo dỡ công trình là rất cần thiết.

Dịch vụ Luật sư tư vấn giải pháp, phương án tháo dỡ công trình xây dựng cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về quy định pháp luật, các biện pháp, kỹ thuật tháo dỡ phù hợp với từng loại công trình, đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn giải pháp, phương án tháo dỡ công trình:

  • Đảm bảo việc tháo dỡ công trình tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh vi phạm pháp luật, bị xử phạt.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc lập phương án tháo dỡ công trình.
  • Đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong quá trình tháo dỡ công trình.

Các nội dung tư vấn của Luật sư:

  • Tư vấn về các trường hợp phá dỡ công trình xây dựng.
  • Điều kiện, trình tự, thủ tục tháo dỡ công trình.
  • Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công trong quá trình tháo dỡ công trình.
  • Các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình tháo dỡ công trình.
  • Hỗ trợ tư vấn, soạn thảo mẫu phương án phá dỡ công trình xây dựng.
  • Hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan khác.

Đội ngũ luật sư tư vấn luật xây dựng Luật Kiến Việt

Đội ngũ luật sư tư vấn luật xây dựng Luật Kiến Việt

Qua bài viết trên chúng ta có thể biết được trường hợp nào cần phá dỡ công trình xây dựng và mẫu tờ trình phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng phù hợp cũng như thủ tục cần thiết cho quá trình thực hiện việc phá dỡ công trình. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Kiến Việt với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn luật xây dựng sẽ giúp giải đáp thắc mắc của quý khách qua Hotline hoặc Zalo số: 0386.579.303. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *