Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình là văn bản pháp lý thể hiện sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động (chủ nhà) về việc làm có trả công, tiền lương, trong đó thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng …Vậy mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình cần đảm bảo những nội dung gì? Hay cùng theo dõi thông tin bài viết dưới đây.
Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động giúp việc gia đình
Có cần ký hợp đồng khi thuê giúp việc gia đình không?
Theo quy định pháp luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
- Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
- Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Lao động có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản để làm những công việc theo quy định tại khoản 1 Điều 161 của Bộ luật Lao động
Ngoài ra, Điều 162 Bộ luật lao động hiện hành có quy định:
- Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
- Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
- Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Do đó, Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình theo quy định nêu trên.
Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình mới nhất năm 2024
Tải Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình: Tại đây
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng lao động giúp việc gia đình
- Thời hạn hợp đồng
- Công việc và địa điểm làm việc
- Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, bổ sung khác
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Điều kiện làm việc
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Kỷ luật lao động
- Bồi thường thiệt hại
- Thỏa thuận khác (nếu có)
- Điều khoản thi hành
Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình
Những quy định pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
- Quy định về hình thức hợp đồng lao động theo Điều 14 và khoản 1 Điều 162; nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo Điều 16; nội dung hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 35, khoản 3 Điều 36 và khoản 2 Điều 162; nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40, Điều 41; trợ cấp thôi việc theo Điều 46 của Bộ luật Lao động lao động hiện hành
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp sau thì không phải báo trước:
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động; …
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động; người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và khoản 7 Điều 34 của Bộ luật Lao động và điểm d khoản này, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động; hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
- Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về tiền lương, thưởng và thực hiện trả lương, thưởng theo quy định tại Chương VI (trừ Điều 93) của Bộ luật Lao động, trong đó tiền lương của người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nếu có. Mức lương theo công việc bao gồm cả chi phí tiền ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động (nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức chi phí ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có), tối đa không quá 50% mức lương theo công việc ghi trong hợp đồng lao động.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện theo quy định tại Chương VII của Bộ luật Lao động và Chương VII Nghị định này, trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần được thực hiện như sau:
Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;
Người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động, trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.
- An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động
Một vài lưu ý khi ký hợp đồng giúp việc gia đình
Những lưu ý khi ký hợp đồng lao động giúp việc gia đình
Cả người lao động và người sử dụng lao động cần lưu ý những điều sau khi ký hợp đồng cho thuê người giúp việc gia đình:
- Hợp đồng giữa 2 bên phải được ký kết bằng văn bản.
- Thời gian hợp đồng do hai bên thỏa thuận.
- Chủ nhà phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật.
- Cả hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
Tham khảo thêm về: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng cho thuê lại lao động
Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động giúp việc gia đình
- Tư vấn rà soát nội dung của hợp đồng lao động
- Giải quyết các tranh chấp về hợp đồng lao động giúp việc gia đình
- Soạn thảo hợp đồng lao động giúp việc gia đình
- Tư vấn điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng theo yêu cầu
- Tư vấn xử lý các vấn đề vi phạm hợp đồng dịch vụ
Hy vọng một số thông tin về mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình trên đây sẽ giúp mọi người nắm rõ hơn về quy định của pháp luật. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về soạn thảo hợp đồng lao động hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được hỗ trợ.