Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp?

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại Bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động. Cùng với đó, người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc cho người lao động khi thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết khó khăn cho người sử dụng lao động và nhà nước. Như vậy, liệu nghỉ thai sản xong muốn nghỉ việc luôn thì người lao động có được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp không? Hãy cùng công ty Luật Kiến Việt giải đáp thắc mắc về vấn đề này trong bài viết dưới đây:

Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp?

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 thì “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.

>> Xem thêm: Những trường hợp phải hoàn trả trợ cấp thất nghiệp

Người lao động đang đóng Bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì người lao động đang đóng BHTN là:

“2. Người lao động được xác định là đang đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động đã đóng Bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động đã đóng Bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

c) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

d) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;

đ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.”

Nghỉ thai sản xong muốn nghỉ việc luôn thì người lao động có được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp không?

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 thì người lao động đang đóng Bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

“1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Như vậy, nếu nghỉ việc sau khi nghỉ thai sản thì tháng liền kề xác định Bảo hiểm thất nghiệp là tháng trước thời điểm mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.Vậy khi nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản thì người lao động có thể hưởng Bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện quy định và tại tháng liền kề có đóng Bảo hiểm thất nghiệp.

 

Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp?

Ví dụ cụ thể: Chị A giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty B. Mỗi tháng, chị A đóng đầy đủ các loại BHXH. Đến 01/6/2021, chị A nghỉ thai sản (nghỉ đến hết 31/12/2021). Do con thường xuyên đau ốm, 01/1/2022 chị A nộp đơn xin nghỉ việc. Trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, tổng thời gian đóng BHTN là 15 tháng. Tháng trước khi nghỉ thai sản là tháng 5/2021. Lúc này, chị A đang tham gia đóng BHTN. Vậy theo các điều kiện hưởng BHTN, Chị A đủ điều kiện hưởng BHTN nếu nghỉ việc vào 1/1/2022 sau thời gian nghỉ thai sản.

Dịch vụ luật sư tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp

Từ những nội dung tư vấn trên, các bạn có thể hình dung được quyền và lợi ích của mình khi tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

>> Xem thêm: Thủ tục hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.6 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *