Người được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp nào?

Có rất nhiều thắc mắc về việc miễn chấp hành hình phạt, tại sao được hưởng chính sách khoan hồng đó? Theo đó, miễn chấp hành hình phạt áp dụng với những trường hợp người bị kết án đã có bản án có hiệu lực pháp luật nhưng chưa chấp hành hoặc đã chấp hành được một phần hình phạt. Hãy cùng Luật Kiến Việt tìm hiểu và phân tích người được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp nào theo quy định pháp luật hình sự hiện hành nhé!

Miễn chấp hành hình phạt là gì?

Trước hết Điều 30 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có khái niệm về hình phạt: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt đã tuyên.

Do đó, thay vì người đã bị kết án phải chấp hành toàn bộ bản án hay phần còn lại của hình phạt mà bản án đã tuyên thì với chính sách khoan hồng này có thể không buộc người đó tiếp tục chấp hành các hình phạt đã tuyên đó.

>> Có thể bạn quan tâm: Điều kiện người đang thi hành án tù giam được đặc xá

Người được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp nào?

Người được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp nào?

Một số hình phạt đối với người phạm tội pháp luật hình sự quy định

– Hình phạt chính bao gồm:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền;

+ Cải tạo không giam giữ;

+ Trục xuất;

+ Tù có thời hạn;

+ Tù chung thân;

+ Tử hình.

– Hình phạt bổ sung bao gồm:

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

+ Cấm cư trú;

+ Quản chế;

+ Tước một số quyền công dân;

+ Tịch thu tài sản;

+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

+ Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

– Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

– Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

+ Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

+ Khi có quyết định đại xá.

– Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

+ Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

+ Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

+ Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

– Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt

– Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

– Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sau khi bị kết án đã lập công;

+ Mắc bệnh hiểm nghèo;

+ Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

– Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

– Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

– Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

– Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

– Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.

Người được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp nào?

Người được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp nào?

>> Xem thêm: Khi nào một vụ án hình sự sẽ xét xử kín?

Trên đây là nội dung phân tích về Người được miễn chấp hành hình phạt trong trường hợp nào? theo luật hiện hành. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty

 

Scores: 4.6 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *