Quy trình bầu chủ tịch hội đồng quản trị công ty

Quy trình bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo của công ty. Việc bầu cử cần được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật về mẫu biên bản, mẫu thông báo, ra quyết định bổ nhiệm,… Quy trình này cần được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ để đảm bảo tính hợp pháp và bầu ra được người có năng lực, uy tín để lãnh đạo công ty phát triển. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Quy trình bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị

Quy trình bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị

Điều kiện làm chủ tịch hội đồng quản trị

Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng là thành viên của Hội đồng quản trị nên cần đảm bảo các tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, cụ thể quy định tại Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

  • Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
  • Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;
  • Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 của Luật này phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

  • Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;
  • Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
  • Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
  • Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
  • Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.

Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.

Thẩm quyền bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Thẩm quyền bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị là quyền quyết định ai sẽ đứng đầu và điều hành cơ quan quyền lực cao nhất của một công ty, tổ chức. Quyền hạn này thường được quy định rõ trong Điều lệ của công ty và các quy định pháp luật liên quan.

Căn cứ Khoản 1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.

Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu theo quy định pháp luật về doanh nghiệp:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị;
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu trong cuộc họp đầu tiên của Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị đó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất triệu tập và chủ trì. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên bầu theo nguyên tắc đa số để chọn 01 người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.

Quy trình bầu chủ tịch hội đồng quản trị mới nhất

Thủ tục bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Thủ tục bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Quy trình bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị gồm các bước như sau:

  1. Bước 1: Hội đồng quản trị triệu tập họp.
  2. Bước 2: Thành viên Hội đồng quản trị có quyền đề cử ứng cử viên.
  3. Bước 3: Hội đồng quản trị thảo luận và thống nhất số lượng ứng cử viên.
  4. Bước 4: Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có quyền bỏ một phiếu bầu.
  5. Bước 5: Ứng cử viên nào nhận được nhiều phiếu bầu nhất, đồng thời đạt được tỷ lệ phiếu bầu theo quy định của Điều lệ công ty, thì được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  6. Bước 6: Nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp tán thành.

Tham khảo thêm: Mẫu phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản

Chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành có quy định đầy đủ về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Ngoài ra, quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị còn được ghi nhận trong Điều lệ của từng công ty.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ như sau:

  • Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Xem thêm: Mẫu Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

Dịch vụ tư vấn quy trình bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Luật sư tư vấn quy trình bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Luật sư tư vấn quy trình bầu chủ tịch hội đồng quản trị

Dịch vụ tư vấn quy trình bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo việc bầu cử diễn ra hợp pháp, tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Luật sư sẽ thực hiện những công việc sau:

  • Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan:
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến việc bầu cử, như: điều kiện ứng cử, quy trình bầu cử, cách thức biểu quyết, giải quyết tranh chấp;
  • Hướng dẫn trình tự, thủ tục bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị: các bước cần thực hiện để tổ chức bầu cử, hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị, nội dung các văn bản liên quan.
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý: Nghị quyết triệu tập họp Hội đồng quản trị, Báo cáo trình Hội đồng quản trị về việc bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giấy mời họp Hội đồng quản trị, Phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Nếu bạn đang có nhu cầu bầu chủ tịch hội đồng quản trị, hãy liên hệ ngay với dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý doanh nghiệp của chúng tôi qua số hotline 0386.579.303. Với dịch vụ luật sư của chúng tôi, bạn hoàn toàn yên tâm để thực hiện quy trình bầu chủ tịch hội đồng quản trị một cách cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng quy định pháp luật.

Scores: 4.5 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 631 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *