Quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ

Đại dịch COVID-19 vừa qua đã khiến cho không ít doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu để tránh nguy cơ phá sản, dẫn đến việc phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Điều này có thể dẫn đến tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Sau đây, Luật Kiến Việt xin gởi đến Quý khách bài viết về quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu

Quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ

Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ

Các trường hợp được xem là thay đổi cơ cấu theo Bộ luật Lao động 2019

Khoản 11 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.”

Tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.”

 Như vậy pháp luật cho phép người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ trong ba trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 42.

>> Cùng chuyên mục: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động

Quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu

Quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ

Chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu

Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.”

Như vậy để có thể cho người lao động nghỉ việc với lý do thay đổi cơ cấu, NSDLĐ phải thực hiện đúng theo quy trình bao gồm các bước như sau:

  • Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động (trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng).
  • Song song với đó, NSDLĐ phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động; và
  • Trả trợ cấp mất việc cho người lao động.

Chỉ sau khi đảm bảo hoàn tất thủ tục thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động mà cơ quan này không có ý kiến gì thì người sử dụng lao động mới được phép ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Các rủi ro pháp lý khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do thay đổi cơ cấu

Việc chấm dứt hợp đồng lao động với lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ có khả năng gặp nhiều rủi ro pháp lý ví dụ như khi người lao động có thể sẽ không bằng lòng với lý do “thay đổi cơ cấu” khi chỉ một mình họ hoặc một số ít thành viên khác bị chấm dứt hợp đồng; hoặc thời gian thực hiện quy trình này sẽ bị kéo dài do phải hoàn thành thủ tục thông báo trước 30 ngày với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp UBND cấp tỉnh có ý kiến phản hồi thì quá trình này sẽ bị kéo dài hơn nữa, việc này sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, v.v..   

>> Có thể bạn quan tâm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động

Liên hệ Luật sư để được tư vấn thêm về chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu

Trên đây là bài giới thiệu về xác định chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu. Để được tư vấn cụ thể hơn về chấm dứt hợp đồng lao động cũng như pháp luật về lao động nói chung, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt.

Thông tin liên hệ:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

 

 

 

Scores: 4.8 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 564 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *