Quy trình tổ chức đại hội đồng cổ đông theo quy định hiện hành

Quy trình tổ chức đại hội đồng cổ đông là các bước mà doanh nghiệp phải thực hiện khi tổ chức họp đại hội đồng cổ đông, việc tuân thủ quy trình tổ chức đại hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo cho cuộc họp đại hội đồng cổ đông được diễn ra một cách thuận lợi, hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về điều kiện tổ chức, quy trình tổ chức đại hội đồng cổ đông, những công việc cần làm khi tổ chức đại hội, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Quy trình tổ chức đại hội đồng cổ đông

Quy trình tổ chức đại hội đồng cổ đông

Khi nào cần tổ chức họp đại hội đồng cổ đông?

Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường.

Đại hội cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

  • Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  • Báo cáo tài chính hằng năm;
  • Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
  • Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
  • Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Điều kiện tiến hành họp đại hội đồng cổ đông

Điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông

Điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông

Cuộc họp đại hội đồng cổ đông là sự kiện tập hợp tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty để cùng bàn bạc, thông qua các vấn đề có liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để cuộc họp đại hội đồng cổ đông được diễn ra thì cuộc hợp phải đủ kiện sau:

  • Có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
  • Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
  • Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
  • Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp.

Quy trình tổ chức đại hội đồng cổ đông

Một cuộc họp đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành theo trình tự sau:

Chuẩn bị họp

  • Chuẩn bị tài liệu: danh sách cổ đông có quyền dự họp; tài liệu họp về các vấn đề dự kiến đưa ra trong cuộc họp, dự thảo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên, chuẩn bị nội dung cuộc họp.
  • Địa điểm tổ chức họp: cuộc họp nên được tổ chức theo cách thức, địa điểm thuận lợi nhất cho các cổ đông.

Mời họp

  • Theo khoản 1 Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020, người triệu tập Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.

Điều hành, biểu quyết tại đại hội

  • Thành phần tham dự là tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tham gia cuộc họp.
  • Trước khi khai mạc, cần đăng ký cổ đông dự họp đại hội đồng cổ đông.
  • Lựa chọn chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu cho cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
  • Chương trình và nội dung họp phải được đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên khai mạc
  • Chủ tọa sẽ nêu ra từng nội dung để các cổ đông thỏa thuận, biểu quyết và ghi nhận trong Nghị quyết. Nội dung được tính là thông qua nếu đạt được biểu quyết nhất định.

Các công việc sau đại hội

  • Biên bản họp sẽ được hoàn thành và thông qua trước khi cuộc họp kết thúc. Chủ tọa, thư ký hoặc người khác sẽ đại diện toàn bộ cổ đông công ty ký vào biên bản.
  • Nghị quyết đại hội đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm có hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.

Luật sư tư vấn quy trình tổ chức đại hội đồng cổ đông

Luật sư tư vấn tổ chức đại hội đồng cổ đông

Luật sư tư vấn tổ chức đại hội đồng cổ đông

Luật Kiến Việt là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực pháp lý lâu năm, với vốn kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy chúng tôi cam kết mang đến cho bạn dịch vụ tư vấn chất lượng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn sau:

  • Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp;
  • Tư vấn điều kiện tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông;
  • Tư vấn quy trình tổ chức đại hội cổ đông;
  • Tư vấn các công việc cần phải thực hiện để tổ chức đại hội cổ đông;
  • Tư vấn các nội dung trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác…

Để tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông thành công tốt đẹp, thì việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết là rất quan trọng. Bạn có nhu cầu luật sư doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn quy trình tổ chức đại hội đồng cổ đông vui lòng liên hệ Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để được tư vấn.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.3 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 658 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *