Tài sản đang thế chấp thì có được thừa kế không là một thắc mắc phổ biến khi mà tài sản đó được sử dụng để bảo đảm cho khoản vay ngân hàng . Do đó việc hưởng thừa kế sẽ gặp một số thủ tục phức tạp hơn so với tài sản bình thường do liên quan đến nghĩa vụ vay vốn và quyền lợi của bên nhận thế chấp. Để làm rõ các nội dung liên quan đến vấn đề trên, mời các bạn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tài sản thế chấp có được hưởng thừa kế
Tài sản thế chấp thì có được thừa kế không?
Theo các quy định pháp luật hiện hành , trường hợp tài sản đang thế chấp thì bên thế chấp vẫn có quyền lập di chúc đối với tài sản này. Theo đó, bên thế chấp không cần phải được sự đồng ý hay phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Mặt khác, xét về mặt lý luận, bên thế chấp vẫn là bên có quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản thế chấp. Vì vậy, về cơ bản, bên thế chấp vẫn có những quyền của chủ sở hữu/sử dụng nhưng bị hạn chế theo quy định . Vì vậy, bên thế chấp vẫn có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho những người thừa kế.
Tuy nhiên, đối với di chúc có công chứng, chứng thực thì căn cứ theo Khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 quy định khi yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính các giấy tờ để đối chiếu trước khi công chứng. Do đó, khi muốn lập di chúc để lại tài sản đang thế chấp cho những người thừa kế thì cần phải xuất trình bản chính sổ đỏ trước khi công chứng viên ký chứng nhận di chúc. Vì vậy, nếu muốn lập di chúc có công chứng, chứng thực thì có thể yêu cầu ngân hàng hỗ trợ việc đối chiếu bản chính tại văn phòng/phòng công chứng.
Cách chia thừa kế đối với tài sản đang thế chấp
Theo Điều 615 BLDS 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, cụ thể như sau:
- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Từ quy định trên ta có thể hiểu rằng từ thời điểm mở thừa kế, những cá nhân được hưởng quyền thừa kế, sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ do người chết để lại đặc biệt là đối với nghĩa vụ tài sản. Trong trường hợp di sản là tài sản thế chấp thì những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thế chấp trong phạm vi tài sản được thừa kế và hưởng phần giá trị còn lại.
Xem thêm: Trình tự thủ tục xử lý tài sản thế chấp
Trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với tài sản đang thế chấp
Khai nhận di sản thừa kế đang thế chấp
Trong trường hợp này, trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Xóa đăng ký thế chấp. Nếu muốn hưởng di sản thừa kế do người chết để lại thì việc đầu tiên cần làm là phải xóa đăng ký thế chấp, thanh toán đầy đủ các khoản vay đối với ngân hàng sau đó lấy Sổ đỏ ra khỏi ngân hàng, thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất…
- Bước 2: Tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Bên nhận thừa kế cần chuẩn bị những giấy tờ sau: Phiếu yêu cầu công chứng, Tờ khai về quan hệ thừa kế, Giấy tờ về tài sản thừa kế, bản sao di chúc, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân, giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế, giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu người để lại di sản thừa kế có vợ, có chồng). Ngoài ra cũng cần cung cấp các giấy tờ nhân thân như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu,…. của người khai nhận di sản thừa kế. Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ nêu trên thì người nhận di sản thừa kế đến văn phòng công chứng hoặc tư pháp tại xã phường nơi có đất để tiến hành làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
- Bước 3: Niêm yết công khai. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận thì sẽ được niêm yết công khai 15 ngày tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Nếu di sản thừa kế có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã nơi người để lại di sản thường trú và nơi có đất (nếu nơi có đất khác với địa chỉ thường trú của người đã mất). Trong trường hợp di sản chỉ có động sản và nơi thường trú/tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không thuộc cùng một tỉnh thì có thể đề nghị UBND cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú tiến hành niêm yết.
- Trong trường hợp di sản chỉ có động sản và nơi thường trú/tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không thuộc cùng một tỉnh thì có thể đề nghị UBND cấp xã nơi người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú tiến hành niêm yết.
- Bước 4: Ký chứng nhận và trả kết quả. Sau khi được niêm yết công khai mà không có khiếu nại, tố cáo thì công chứng viên hoặc cán bộ tư pháp sẽ tiến hành thu các loại phí sau đó đưa bản chính văn bản khai nhận di sản cho người thừa kế.
Lưu ý khi chia thừa kế tài sản đang thế chấp
Khi chia thừa kế tài sản đang thế chấp, cần lưu ý một số điểm sau đây để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và hợp pháp:
- Thứ nhất, Trường hợp người để lại di sản có lập di chúc thì phải xác định cụ thể di sản, người hưởng thừa kế theo di chúc, xác định nghĩa vụ của người để lại di sản và thời hiệu thừa kế, tuân thủ các quy định khi phân chia tài sản thế chấp. Trường hợp không có di chúc, việc chia thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật.
- Thứ hai, Các đồng thừa kế cần thống nhất về phương án chia thừa kế tài sản thế chấp như ai sẽ là người tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay và sở hữu tài sản thế chấp, cách thức thanh toán khoản vay còn lại cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác và phân chia phần giá trị tài sản còn lại sau khi đã thanh toán khoản vay (nếu có). Lưu ý, việc thỏa thuận cần được thực hiện bằng văn bản và có sự chứng kiến của công chứng viên để đảm bảo tính pháp lý và tránh rủi ro tranh chấp sau này.
- Thứ ba, về việc thông báo cho bên nhận thế chấp. Sau khi đã thỏa thuận về việc chia thừa kế tài sản thế chấp, các đồng thừa kế cần thông báo cho bên nhận thế chấp (ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác) về việc thay đổi chủ sở hữu tài sản. Từ đó, bên nhận thế chấp sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các đồng thừa kế để điều chỉnh hợp đồng vay vốn và các thủ tục liên quan.
Luật sư tư vấn thừa kế đối với tài sản đang thế chấp
Luật sư tư vấn thừa kế tài sản đang thế chấp
Liên quan đến tư vấn thừa kế đối với tài sản đang thế chấp, Công ty Luật kiến Việt hân hạnh cung cấp các dịch vụ pháp lý như sau:
- Tư vấn soạn thảo, làm di chúc (lập di chúc);
- Tư vấn thừa kế theo di chúc;
- Tư vấn thừa kế theo pháp luật;
- Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật và chia thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về tài sản thừa kế;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền hưởng thừa kế theo quy định;
- Hướng dẫn khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp nhà đang thế chấp ngân hàng
Việc chia thừa kế tài sản thế chấp có thể phức tạp và đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý. Do đó, nên tham khảo ý kiến của luật sư để được tư vấn cụ thể và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Bên cạnh đó, các đồng thừa kế cần hợp tác và thỏa thuận với nhau một cách thiện chí để tránh xảy ra tranh chấp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về hồ sơ, quy trình hưởng thừa kế tài sản đang thế chấp hay mong muốn hỗ trợ luật sư thừa kế tư vấn chia thừa kế tài sản đang thế chấp, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được cung cấp những giải pháp tốt nhất.