Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp thương mại là một hiện tượng tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Khi tranh chấp thương mại phát sinh đòi hỏi cần phải được giải quyết một cách minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội. Để đạt được điều đó, đòi hỏi chúng ta xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Tại bài viết này, Luật Kiến Việt sẽ cung cấp cho Quý khách hàng một số thông tin cần thiết về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Việt Nam hiện nay.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì?

Theo khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận 

Tranh chấp thương mại là một trong những hệ quả của hoạt động thương mại. Còn theo Luật Thương mại 2005, cụ thể, tại Điều 3 chỉ ra rằng hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác..

Từ đó, có thể hiểu tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, điển hình là xung đột lợi ích về lợi nhuận…

Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Các tranh chấp kinh doanh thương mại có thể được giải quyết thông qua 4 hình thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Trong đó, các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp cần xác định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi lựa chọn hình thức giải quyết là tòa án và trọng tài.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa Án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án theo loại vụ việc

Căn cứ vào Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau: 

– Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

– Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

>> Có thể bạn quan tâm: Luật sư doanh nghiệp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo cấp xét xử của Tòa án

Theo Mục 2 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án sẽ do:

– Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp tại khoản 1 Điều 30: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp bao gồm: 

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

+ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

+ Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của toà cấp huyện khi Tòa án tỉnh tự mình lấy lên nếu xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án theo lãnh thổ

Khi xác định thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ thì:

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại.

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Tôn trọng ý chí và quyền lợi các bên, pháp luật về tố tụng dân sự cho phép nguyên đơn được quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại trong các trường hợp sau đây:

– Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

– Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

– Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

– Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

– Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Trọng tài

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại sau:

– Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

– Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

– Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài

Để tranh chấp kinh doanh thương mại được giải quyết bằng trọng tài, các bên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau: 

– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

– Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Thỏa thuận trọng tài này đồng thời phải đạt đủ điều kiện về hình thức quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại nói trên. Theo đó thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:

– Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

– Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;

– Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;

– Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;

– Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

>> Xem thêm: Trọng tài viên – người giải quyết tranh chấp thương mại

Ưu nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Ưu điểm – Chi phí để giải quyết một tranh chấp thương mại thông qua Tòa án thường thấp hơn so với trọng tài;

– Được thực hiện bởi cơ quan mang quyền lực nhà nước;

– Trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

– Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, ít tốn thời gian các bên;

– Quyết định của Trọng tài là quyết định chung thẩm nên không thể bị kháng cáo, kháng nghị;

– Đảm bảo bí mật hơn so với Tòa án, các bí mật kinh doanh và thông tin mật của Doanh nghiệp sẽ được đảm bảo không bị tiết lộ ra ngoài;

– Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cao.

Nhược điểm – Thủ tục kéo dài và phức tạp;

– Tính xét xử công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại vì dễ ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp;

– Phán quyết có thể bị kháng cáo dẫn đến tranh chấp bị kéo dài.

 

– Chi phí trọng tài thường cao hơn Tòa án;

– Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được;

– Sự thành công trong việc giải quyết bằng trọng tài phụ thuộc vào thái độ cũng như sự hợp tác của các bên tranh chấp;

Liên hệ dịch vụ tư vấn pháp lý về Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Trên đây là thông tin về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại  mà Công ty Luật Kiến Việt chia sẻ đến các bạn. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý hoặc thắc mắc về nội dung tư vấn trên, vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/ 

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303 

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com 

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet 

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty

 

Scores: 4 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *