Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Khi tham gia vào thị trường lao động thì người lao động và người thỏa thuận lao động sẽ ký với nhau hợp đồng lao động. Trong đó, quy định về các quyền lợi và nghĩa vụ các bên,… Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng lao động cũng chấm dứt đúng thời hạn mà có thể rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy đơn phương chấm dứt hợp đồng làm gì? Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ra sao? Mời bạn cùng Luật Kiến Việt tìm hiểu trong bài viết sau.

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng được hiểu là việc một bên trong hợp đồng tự ý chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đó mà không có sự thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng về việc chấm dứt hợp đồng.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

-        Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động:

Hiện nay, theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do nhưng không vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

-        Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, ngoài người lao động ra thì người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu thuộc vào các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này bao gồm:

  1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động Điều này sẽ được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.

  2. Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị mà khả năng lao động chưa hồi phục. (Cụ thể, thời gian điều trị được để xem xét chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này được xác định như sau: hợp đồng lao động không thời hạn: 12 tháng liên tục, hợp đồng lao động từ 12 - 36 tháng: 06 tháng liên tục, hợp đồng lao động dưới 12 tháng: quá nửa thời hạn hợp đồng)

  3. Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải giảm chỗ làm việc.

  4. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng hoặc sau thời gian mà các bên đã thỏa thuận.

  5. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, trừ có thỏa thuận khác.

  6. Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên. (Lý do chính đáng: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp khác trong nội quy lao động.)

  7. Người lao động cung cấp không trung thực thông tin về cá nhân người đó khi giao kết hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

>> Dịch vụ liên quan: Luật sư lao động

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

- Căn cứ: Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động phải thực hiện thủ tục báo trước với thời hạn:

+ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

+  Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

+  Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

+  Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

* Trường hợp không cần báo trước:

Nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp động hoặc tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục.

- Mặc dù không cần lý do để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động cũng cần phải báo trước cho người sử dụng lao động trong thời gian mà bộ luật này (trừ một số trường hợp không cần báo trước theo luật định), cụ thể:

+ Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

+ Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

+ Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

+ Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Có thể thấy việc yêu cầu người lao động thực hiện thủ tục báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng giúp doanh nghiệp có thời gian để bố trí, sắp xếp nhân sự thay thế hoặc tuyển dụng mới.

Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Như công ty Luật Kiến Việt đã trình bày về Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, có thể bạn đã hình dung được quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng như thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hiện nay. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty Luật Kiến Việt để trao đổi thêm nhé.  

>> Có thể bạn quan tâm: Quy định về sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.4 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 522 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *