Thủ tục nhận con nuôi ở TP Hồ Chí Minh

Nhận con nuôi là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Như vậy, nhận nuôi con nuôi là việc một người nhận nuôi dưỡng một người khác không do họ trực tiếp sinh ra nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên và đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Việc nhận nuôi được coi là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ nuôi dưỡng giữa người nhận nuôi và con nuôi được Nhà nước công nhận thông qua thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.

Thủ tục nhận con nuôi ở TP Hồ Chí Minh
Thủ tục nhận con nuôi ở TP Hồ Chí Minh

Vì sao phải thực hiện thủ tục nhận con nuôi

Như đã nói ở trên, nhận con nuôi là việc nhận nuôi một người không có quan hệ huyết thống với người nhận nuôi, vì vậy việc thực hiện thủ tục nhận con nuôi là hình thức xác lập quyền và nghĩa vụ giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi do Nhà nước công nhận và bảo vệ.

Từ đó, người nhận nuôi có nghĩa vụ phải chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi và con nuôi cũng được hưởng các quyền như con ruột, được yêu thương, nuôi dưỡng, hưởng thừa kế, đồng thời có nghĩa vụ phục dưỡng cho cha mẹ nuôi. 

Nơi đăng ký nhận con nuôi ở TP Hồ Chí Minh

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Nuôi con nuôi quy đinh nơi đăng kí nhận con nuôi là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

>> Xem ngay: Quy định về cấp dưỡng cho con của cha mẹ

Thủ tục nhận con nuôi ở TP Hồ Chí Minh

Trường hợp công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh nơi người đó thường trú. Nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đóng trụ sở cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết.

Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã ở TP Hồ Chí Minh.

  • Đối với trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú;
  • Đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi;
  • Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi;
  • Đối với trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng;

Công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ. Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi.

Công chức tư pháp – hộ tịch lấy ý kiến của những người có liên quan. Khi lấy ý kiến của những người liên quan, công chức tư pháp hộ tịch phải:

  • Tư vấn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình;
  • Tư vấn đầy đủ cho cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ về mục đích nuôi con nuôi; quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi; về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác;
  • Giải thích cho những người liên quan về quyền thay đổi ý kiến đồng ý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến đồng ý. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi;

Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi;

Trường hợp từ chối đăng ký, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng.

>> Xem ngay: Con nào được hưởng thừa kế từ ba, mẹ

Hồ sơ nhận con nuôi ở TP Hồ Chí Minh

Hồ sơ của người nhận con nuôi bao gồm:

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước bao gồm:

1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi gồm có:

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
  • Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

2. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

Tư vấn thủ tục nhận con nuôi ở TP Hồ Chí Minh
Tư vấn thủ tục nhận con nuôi ở TP Hồ Chí Minh

Tư vấn thủ tục nhận con nuôi ở TP Hồ Chí Minh

Trên đây là nội dung bài viết giới thiệu về “Thủ tục nhận nuôi con nuôi ở TP Hồ Chí Minh”. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn về thủ tục nhận con nuôi, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Kiến Việt để được tư vấn về các vấn đề:

  • Tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi ở TP Hồ Chí Minh
  • Tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở TP Hồ Chí Minh
  • Tư vấn giấy tờ xin nhận con nuôi 
  • Tư vấn điều kiện nhận con nuôi 
  • Tư vấn cơ quan giải quyết nhận con nuôi
  • Luật sư tư vấn việc nhận con nuôi

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về nhận con nuôi ở TP Hồ Chí Minh:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: http://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.4 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 631 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *