Thủ tục yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi

Ngày nay khi xã hội đang dần một phát triển, việc nhận con nuôi cũng dần trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Con nuôi dần một xuất hiện nhiều và cũng có nhiều trường hợp muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên, nhiều người khi nhận con nuôi rồi lại không nắm rõ những quy định và thủ tục như thế nào để chấm dứt nuôi con nuôi. Chính vì vậy, công ty Luật Kiến Việt sẽ giải đáp cho quý khách những thắc mắc về chấm dứt nuôi con nuôi qua bài viết dưới đây.

Khái niệm về chấm dứt nuôi con nuôi

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 thì nuôi con nuôi chính là việc xác lập mối quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Như vậy, ta có thể hiểu được rằng chấm dứt nuôi con nuôi chính là việc chấm dứt mối quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Qua đó, chấm dứt nuôi con nuôi sẽ làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Thủ tục yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi

>> Bài viết liên quan: Quy định pháp luật về đăng ký nhận con nuôi trong nước 

Các trường hợp chấm dứt nuôi con nuôi

Theo Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc nuôi con nuôi sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.

– Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi. Ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.

– Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.

Các hành vi vi phạm bị chấm dứt nuôi con nuôi

Ngoài các trường hợp nêu trên, việc chấm dứt nuôi con nuôi còn xảy ra khi có các hành vi vi phạm dưới đây:

– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

– Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

– Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

– Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

– Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

– Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

– Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Thủ tục yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi

>> Dịch vụ liên quan: Luật sư Hôn nhân và gia đình 

Những người có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 26 Luật Nuôi con nuôi thì những người sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi:

Cha mẹ nuôi.

Con nuôi đã thành niên.

Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

Ngoài ra đối với những trường hợp sau đây thì Cơ quan lao động, thương binh và xã hội và Hội liên hiệp phụ nữ có quyền được yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi:

Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.

Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.

Các hành vi vi phạm bị chấm dứt nuôi con nuôi

Trình tự thủ tục yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi

Việc yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi nằm trong những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Chính vì vậy, việc yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi sẽ bao gồm các thủ tục thực hiện tại Tòa án như sau:

Thứ nhất: Người yêu cầu gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án có thẩm quyền, cụ thể ở đây sẽ là đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

Ngày, tháng, năm làm đơn;

Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);

Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

 Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Ngoài ra, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi cần phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Thứ hai: Tòa án sẽ xem xét nếu thấy hợp lệ sẽ thụ lý đơn yêu cầu và thông báo cho người yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Thứ ba: Trong thời chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án sẽ kiểm tra xem xét tài liệu chứng cứ và yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ nếu chưa đủ căn cứ. Và sau đó tiến hành mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Thứ tư: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi và ra quyết định giải quyết việc dân sự.

Dịch vụ Luật sư tư vấn về thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi

Trên đây là nội dung giới thiệu về thủ tục yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi. Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về con nuôi:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 5 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 528 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *