Tiền lương làm thêm của người lao động được tính như thế nào?

 

Tiền lương làm thêm là gì?

Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) quy định: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.” 

 

https://lh6.googleusercontent.com/q7I2MPh9-2-9jph0yQa3dT4QpFWtI_HdYWa5AjUkEYLbDCMHefEW9G5ZELRuEAVC4-4alx34FcfTkanHuDznmZIbhp9vp0kwHRzkcc_qyPYfnkl9kJYl76Fvl06GTND4DH-eUv4=s1600

Cách tính tiền lương làm thêm cho người lao động

Theo khoản 1 Điều 107 BLLĐ 2019, làm thêm giờ nghĩa là người lao động làm việc trong khoảng thời gian ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Làm thêm giờ là nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khi mà các công việc không thể được xử lý hết trong phạm vi thời giờ làm việc bình thường. Lúc này, người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm một khoảng thời gian hợp lý, đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe để tái sản xuất và yêu cầu này phải được sự đồng ý của người lao động. Đổi lại, người lao động sẽ được trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định pháp luật. Mức lương làm thêm giờ có sự khác nhau tùy thuộc vào hình thức trả lương và ngày làm thêm giờ là ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần hay ngày lễ, tết.

>> Xem thêm: Quy định pháp luật Việt Nam về ngôn ngữ của hợp đồng

Tiền lương thực trả là gì?

Để tính tiền lương làm thêm giờ, cần phải xác định tiền lương thực trả theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ chia cho tổng số giờ thực tế làm việc trong tháng. Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không quá 8 giờ/ngày và không kể số giờ làm thêm). 

Tiền lương thực trả trên không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của BLLĐ; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của BLLĐ, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

>> Xem thêm: Xử lý kỷ luật lao động theo quy định hiện nay

Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường

Theo điểm a khoản 1 Điều 98 BLLĐ 2019, người lao động làm thêm giờ vào ngày thường được trả lương làm thêm giờ ít nhất bằng 150% tiền lương làm việc vào ngày bình thường. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 và Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động khi làm thêm giờ sẽ được trả lương theo các hình thức sau: 

  1. Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. 
  2. Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.  
  • Đối với trường hợp hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ của người lao động được tính như sau:

 

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% 

x

Số giờ  làm thêm

 

  • Đối với trường hợp hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ của người lao động được tính như sau: 

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% 

x

Số sản phẩm làm thêm

 

Tiền lương làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần

Theo khoản 1 Điều 111 BLLĐ 2019, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục trong mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu do chu kỳ lao động mà việc nghỉ hằng tuần như trên không thể sắp xếp được thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Theo điểm b khoản 1 Điều 98 BLLĐ 2019, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương làm thêm giờ ít nhất bằng 200% tiền lương bình thường. Tương tự với cách tính tiền lương làm thêm giờ trong trường hợp trên, tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được tính theo hai hình thức hưởng lương như sau:

  • Đối với trường hợp hưởng lương theo thời gian:

 

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 200% 

x

Số giờ  làm thêm

 

  • Đối với trường hợp hưởng lương theo sản phẩm:

 

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 200% 

x

Số sản phẩm làm thêm

 

Tiền lương làm thêm vào ngày lễ và ngày nghỉ có hưởng lương

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 98 BLLĐ 2019, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ và ngày nghỉ có hưởng lương thì tiền lương làm thêm giờ được tính ít nhất bằng 300% tiền lương của ngày làm việc bình thường. Lưu ý rằng khoản lương làm làm thêm nói trên chưa bao gồm lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

  • Đối với trường hợp hưởng lương theo thời gian:

 

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 300% 

x

Số giờ  làm thêm

  • Đối với trường hợp hưởng lương theo sản phẩm:

 

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 300% 

x

Số sản phẩm làm thêm

 

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/ NĐ-CP, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần sẽ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết. Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

>> Chủ đề liên quan: Quyền lợi của người lao động khi ngừng việc vì covid 19

Tiền lương làm thêm vào ban đêm

  1. Tiền lương làm việc vào ban đêm

Tiền lương làm thêm vào ban đêm được xác định dựa trên tiền lương làm việc vào ban đêm. Theo quy định tại Điều 106 BLLĐ 2019 thì làm việc vào ban đêm là trường hợp người lao động làm việc trong khoảng thời gian được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.  

Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 BLLĐ 2019,  người lao động làm việc vào ban đêm sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. Theo đó, tiền lương làm việc vào ban đêm sẽ được tính như sau: 

  • Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

 

Tiền lương làm việc vào ban đêm

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

+

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

x

Số giờ làm việc vào ban đêm

 

  • Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

 

Tiền lương làm việc vào ban đêm

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

+

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

x

Số sản phẩm làm vào ban đêm

 

  1. Tiền lương làm thêm vào ban đêm

 

https://lh3.googleusercontent.com/fIQ43FUYAJfvZbEyIC6ZtjcL75ZMOHq-PmXo0zmaQxcJyXixalxMsSpQjMbERNpHLQc8IJdOSNUDIB3Chh8g0UVP-CEq_KpbGeVN8mzGZ8f3144eQH5Am27rIYdoZxhec09BYWc=s1600

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như thế nào?

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo khoản 3 Điều 98 BLLĐ 2019 thì ngoài việc được trả lương theo quy định về tiền lương làm thêm (150%, 200%, 300%) và mức lương làm việc ban đêm (30%), người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. 

Theo đó, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được tính như sau: 

  • Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian

 

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

+

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

+

20%

x

Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

x

Số giờ làm thêm vào ban đêm

 

  • Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

 

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

+

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

+

20%

x

Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

x

Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm

 

>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư ở TP. Hồ Chí Minh

Tư vấn về tiền lương của người lao động

Trên đây là nội dung giới thiệu về “Tiền lương làm thêm của người lao động”. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn về các vấn đề:

  • Tư vấn Tính tiền lương của người lao động 
  • Tư vấn Trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm
  • Tư vấn Phụ cấp lương
  • Tư vấn Mức lương theo công việc hoặc chức danh
  • Tư vấn Hình thức trả lương  
  • Tư vấn Trả lương học nghề
  • Tư vấn Trả lương thử việc
  • Tư vấn Trả lương ngừng việc
  • Tư vấn Trả lương trong trường hợp đình công  
  • Tư vấn Trả lương thực tập
  • Tư vấn Khấu trừ tiền lương

Để nhận tư vấn, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt theo thông tin dưới đây:

Scores: 4.9 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *