Tội rửa tiền trong pháp luật Việt Nam

Rửa tiền là một hành vi cực kỳ nguy hiểm, có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh kế và trật tự xã hội. Vậy rửa tiền là gì? Hành vi nào được xem là rửa tiền? tội rửa tiền vị xử lý như thế nào? Để làm rõ các thắc mắc trên, hãy cùng đi vào tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tội rửa tiền trong pháp luật Việt Nam

Người rửa tiền phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi

Rửa tiền là gì?

Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 quy định về rửa tiền như sau:

Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, gồm:

–         Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

–         Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó có được do phạm tội, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản;

–         Một số hành vi được quy định trong các văn bản khác có liên quan.

Tài sản ở đây gồm vật, tiền, giấy tờ có giá; quyền tài sản theo quy định…

>> Xem thêm: Tội trốn thuế trong pháp luật Việt Nam

Hành vi nào được xem là rửa tiền?

Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 có quy định một số hành vi được xem là rửa tiền, cụ thể:

–         Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

–         Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

–         Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

–         Thực hiện một trong các hành vi trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

Tội rửa tiền trong pháp luật Việt Nam

Tội rửa tiền theo pháp luật Việt Nam

Tội rửa tiền bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 324 Bộ Luật hình sự 2015, Tội rửa tiền được xử lý như sau:

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục xoá án tích theo quy định mới nhất

–         Người nào thực hiện một trong các hành vi đã nêu, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

–         Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

·        Có tổ chức;

·        Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

·        Phạm tội 02 lần trở lên;

·        Có tính chất chuyên nghiệp;

·        Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

·        Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

·        Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

·        Tái phạm nguy hiểm.

–         Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

·        Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

·        Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

·        Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

–         Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

–         Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật sư tư vấn về tội rửa tiền

Trên đây là nội dung giới thiệu về Tội rửa tiền trong pháp luật Việt Nam. Mọi nhu cầu về pháp luật hình sự, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được cung cấp

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

 

Scores: 4.6 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *