Tranh chấp đất đồng sở hữu là vấn đề xảy ra khi các đồng sở hữu không thể thống nhất về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung là đất đai. Để hiểu thêm về tranh chấp đất đồng sở hữu cũng như các phương thức, thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp, các bên tranh chấp có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Giải quyết tranh chấp đất đồng sở hữu
Tranh chấp đất đồng sở hữu là gì?
Tranh chấp đất đồng sở hữu là mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ sở hữu chung về quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt đối với thửa đất chung. Tranh chấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Phân chia quyền sở hữu không rõ ràng : Không thống nhất được tỷ lệ sở hữu, cách thức chia đất, hoặc không có thỏa thuận về việc sử dụng chung.
- Sử dụng đất: Mâu thuẫn trong việc sử dụng chung đất như canh tác, xây dựng, cho thuê,…
- Quyền lợi và nghĩa vụ: Không thống nhất về việc đóng góp chi phí, thuế, phí, hoặc nghĩa vụ liên quan đến thửa đất chung.
- Thừa kế: Mâu thuẫn trong việc phân chia đất thừa kế giữa các đồng thừa kế.
Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đồng sở hữu
Khi có mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh trong việc đất đồng sở hữu, bước đầu tiên các bên nên cùng nhau hòa giải để tìm kiếm giải pháp chung dựa trên sự đồng thuận của các bên. Nếu không thể đi đến thống nhất ý kiến, các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền can thiệp và giải quyết tranh chấp.
- Về hòa giải: Theo Điều 202 Luật đất đai 2013, đây là phương thức ưu tiên, được khuyến khích bởi Nhà nước. Theo đó, các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau dưới sự chủ trì của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Về giải quyết thông qua Tòa án: Theo Điều 203 Luật đất đai 2013 việc giải quyết thông qua tòa án áp dụng khi các bên không hòa giải được. Tòa án sẽ xét xử và đưa ra quyết định có tính pháp lý bắt buộc.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đồng sở hữu
Thẩm quyền xử lý tranh chấp đất đồng sở hữu
Ủy ban nhân dân: Đối với trường hợp đất không có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ hợp lệ thì có thể lựa chọn giải quyết tại UBND hoặc Toà án.
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Tòa án: Trường hợp không thỏa thuận được tại phiên hòa giải tại UBND, các bên có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân nơi có đất theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự để tòa án giải quyết.
Thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp đất đồng sở hữu
Bước 1: Tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Theo Điều 202 Luật đất đai và Điều 3 Nghị quyết 04/2017 việc giải quyết tranh chấp đất đồng sử hữu xác định quyền sử dụng đất phải thông qua bước hòa giải, về các tranh chấp khác về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, thừa kế sử dụng đất… thì không cần thiết phải hòa giải.
- Nộp đơn yêu cầu hòa giải: Đơn đề nghị hòa giải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
- Họp hòa giải: Sau khi nhận được đơn đề nghị hòa giải, Hội đồng hòa giải sẽ tiến hành triệu tập các bên tham gia tranh chấp đến họp để tiến hành hòa giải.
Bước 2: Lập biên bản hòa giải
- Nếu các bên tự nguyện thỏa thuận và đạt được giải pháp chung, thì sẽ lập biên bản hòa giải thành. Nếu các bên không có tiếng nói chung và không đưa ra giải pháp thì sẽ lập biên bản hòa giải không thành.
- Nếu việc hòa giải không thành, các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu Tòa án giải quyết theo Điều 203 Luật đất đai, Điều 189, Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự.
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Đơn khởi kiện được gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Đơn phải ghi rõ thông tin về các bên tham gia tranh chấp, nội dung tranh chấp và yêu cầu của nguyên đơn theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Bước 2: Tòa án sẽ thụ lý và xử lý đơn khởi kiện
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành thẩm tra đơn khởi kiện, kiểm tra tính hợp lệ của đơn và đưa ra quyết định thụ lý hoặc bác đơn khởi kiện theo Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Sau khi đã thụ lý, Tòa án sẽ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ và xét xử vụ án. Cuối cùng Tòa án sẽ đưa ra bản án, quyết định giải quyết tranh chấp.
Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đồng sở hữu
Thứ nhất, xác định rõ thông tin về đất và các đồng sở hữu:
- Vị trí, diện tích, thửa đất, số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Danh sách các đồng sở hữu, tỷ lệ sở hữu của từng người.
- Nguồn gốc đất, các giao dịch liên quan đến đất (nếu có).
Thứ hai, thu thập đầy đủ chứng cứ:
- Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất đai.
- Hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến đất đai.
- Biên bản ghi chép, chứng cứ khác liên quan đến tranh chấp.
Thứ ba, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp:
Hòa giải: Giải quyết tranh chấp thông qua sự hỗ trợ của Hội đồng hòa giải hoặc hòa giải viên. Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, giữ gìn mối quan hệ giữa các bên.
Tòa án: Giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng tại Tòa án giúp đảm bảo tính công bằng, khách quan, có hiệu lực pháp lý bắt buộc.
Thứ tư, tham khảo ý kiến luật sư: Luật sư có thể tư vấn về pháp luật, hướng giải quyết tranh chấp phù hợp và hỗ trợ các thủ tục liên quan.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đồng sở hữu
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đồng sở hữu
Khi gặp tranh chấp đất đồng sở hữu, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ luật sư để được hỗ trợ tốt nhất. Việc lựa chọn luật sư tư vấn uy tín sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đồng sở hữu.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đồng sở hữu của công ty Luật Kiến Việt bao gồm:
- Luật sư tư vấn hướng giải quyết khi có tranh chấp nhà đất giữa các đồng sở hữu.
- Chuẩn bị hồ sơ, đơn khởi kiện và tài liệu liên quan đến tranh chấp;
- Tư vấn về các thủ tục hành chính nhà đất
- Đại diện cho bạn trong quá trình giải quyết tranh chấp.tr
- Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan khác.
Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai
Với những thông tin trên, hy vọng quý khách đã hiểu rõ về những vấn đề trong tranh chấp đồng sở hữu. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đồng sở hữu, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0386 579 303 để được luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai giải đáp chi tiết hơn, công ty Luật Kiến Việt sẵn sàng hỗ trợ quý khách.
Bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất