Trợ cấp thôi việc khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất

Hiện nay pháp luật chưa định nghĩa cụ thể về trợ cấp thôi việc là gì, tuy nhiên dựa vào những quy định của Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) trợ cấp thôi việc được hiểu là khoản tiền mà người lao động sẽ nhận được khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), tuy nhiên pháp luật cũng có quy định những trường hợp được nhận khoản tiền trợ cấp trên và những trường hợp không được nhận. Để giải đáp cụ thể hơn các bạn có thể theo dõi thông tin sau của Luật Kiến Việt.

Trợ cấp thôi việc khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất

Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động

Các điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc?

Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019 người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, khi hợp đồng lao động được chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Hết hạn hợp đồng lao động
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Thứ hai, người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên.

>> Xem thêm: Thời hạn báo trước khi thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc?

Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019 thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Công thức:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

=

Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đã được trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

Trong đó theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định:

  • Về thời gian làm việc thực tế bao gồm: Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động…
  • Về thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Trợ cấp thôi việc khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất

Trợ cấp thôi việc 2023

Cách tính trợ cấp thôi việc?

Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Công thức:

Trợ cấp thôi việc

=

1/2

x

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

x

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc?

Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019 và khoản 1 Điều 8 Nghị định/2020/NĐ-CP thi các trường hợp sau không được hưởng trợ cấp thôi việc:

  • Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên. 

Thời hạn nhận trợ cấp thôi việc sau khi nghỉ việc là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 48 BLLĐ 2019 thì Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Bên cạnh đó, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

Trên đây là nội dung giới thiệu về chủ đề “Trợ cấp thôi việc khi công ty chấm dứt HĐLĐ”. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý về liên quan đến vấn đề lao động và doanh nghiệp vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

>> Có thể bạn quan tâm: Thôi việc ngang có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không?

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty: 59 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1, Ho Chi Minh City, Vietnam

 

Scores: 4.4 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *