Giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bằng phương thức phù hợp là điều cần thiết khi các bên xảy ra tranh chấp với nhau. Bởi lẽ, hiện nay trên thực tiễn việc tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất diễn ra rất phổ biến và phức […]
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
Giải quyết tranh chấp hợp đồng là vấn đề mà các bên tham gia giao kết rất quan tâm khi phát sinh mâu thuẫn hoặc xung đột về lợi ích. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển thì khi các bên tham gia vào quan hệ kinh doanh, thương mại như mua bán, vay tài sản, góp vốn,… đôi khi không thể tránh khỏi khả năng sẽ xảy ra các tranh chấp liên quan đến hợp đồng. Thông qua bài viết này ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại tranh chấp phổ biến, phương thức và thủ tục để giải quyết đối với loại tranh chấp này.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Các loại tranh chấp hợp đồng phổ biến
Các loại tranh chấp hợp đồng phổ biến hiện nay như:
- Tranh chấp về việc giải thích hợp đồng: Khi các bên không có điều khoản giải thích cụ thể hoặc có quan điểm khác nhau về ý nghĩa hoặc phạm vi của các điều khoản. Ví dụ: Trong hợp đồng thương mại ký kết giữa hai chủ thể có quy định về việc từ chối thanh toán khi sản phẩm không đạt chất lượng nhưng lại không có điều khoản giải thích rõ “sản phẩm không đạt chất lượng” là như thế nào. Từ đó dễ dẫn đến các tranh chấp pháp lý giữa các bên.
- Tranh chấp về việc vi phạm hợp đồng: Khi một trong các bên không tuân thủ các điều khoản đã thoả thuận. Ví dụ: Một nhà cung cấp không giao hàng đúng thời hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán, gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp mua hàng.
- Tranh chấp về việc thay đổi hợp đồng: Khi một bên muốn thay đổi nội dung các điều khoản hợp đồng nhưng bên còn lại không đồng ý. Ví dụ: Một bên muốn thay đổi các điều khoản về thời hạn thanh toán trong hợp đồng mua bán, nhưng bên kia không đồng ý với sự thay đổi này và yêu cầu duy trì điều khoản ban đầu mà họ đã thoả thuận.
- Tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng: Khi một trong các bên mong muốn chấm dứt hợp đồng nhưng không đồng ý về điều khoản chấm dứt. Ví dụ: Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng là 1 năm nhưng sau đó nảy sinh vấn đề khiến một bên muốn chấm dứt hợp đồng sớm hơn thoả thuận, điều đó có thể nảy sinh vấn đề tranh chấp.
Qua đó, ta có thể thấy các loại tranh chấp hợp đồng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đòi hỏi giải quyết một cách một cách khéo léo, công tâm từ cả hai bên để bảo đảm cho sự công bằng và thỏa thuận cuối cùng.
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Thương lượng
Thương lượng là phương thức được ưu tiên lựa chọn, các bên tranh chấp thông qua việc tự nguyện bàn bạc, thoả thuận và tháo gỡ các vướng mắc, bất đồng với nhau. Từ đó tìm ra phương hướng giải quyết chung cho vấn đề của đôi bên.
Hoà giải
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò là trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm ra giải pháp tốt nhất để hai bên đi đến thỏa thuận và kết thúc tranh chấp.
Thông qua Toà án
Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án được thực hiện công khai bởi cơ quan có thẩm quyền nhân danh quyền lực nhà nước trên cơ sở các quy định pháp luật tố tụng. Tòa án sẽ xem xét giải quyết, bản án của Tòa án mang tính cưỡng chế thi hành, bắt buộc các bên phải thực hiện. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án thường tốn nhiều thời gian và chi phí.
Thông qua Trọng tài thương mại
Giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp. Khác với thương lượng hòa giải, Trọng tài là một cơ quan tài phán. Tính tài phán của Trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án
Hồ sơ khởi kiện
Khi các bên đã không thể hoà giải hay thương lượng thì có thể khởi kiện tại Toà án để giải quyết tranh chấp.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện
- Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người khởi kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh của người khởi kiện là tổ chức
- Hợp đồng dân sự, các Phụ lục hợp đồng kèm theo, các văn bản trao đổi giữa các bên, các hóa đơn, chứng từ….(bản sao chứng thực)
- Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng, quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên
- Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng
Thủ tục khởi kiện
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án thông qua các phương thức như: nộp trực tiếp, nộp qua bưu chính, nộp qua cổng thông tin điện tử của Toà án.
Bước 2: Thụ lý vụ án.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, nếu Tòa án xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án sẽ thụ lý vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.
Trong trường hợp chưa đủ hồ sơ thì Tòa án sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc trả, chuyển đơn nếu không thuộc thẩm quyền.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Toà án mở các phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải. Ở giai đoạn này nếu các bên có thể hoà giải được với nhau thì tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận hoà giải của các đương sự và kết thúc vụ án. Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Bước 4: Nhận bản án giải quyết vụ án
Sau khi Tòa án xét xử sơ thẩm và ban hành bản án, các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trường hợp vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày bản án được giao hoặc được niêm yết. Sau 01 tháng kể từ ngày tuyên án mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Trọng tài
Hồ sơ khởi kiện
Căn cứ theo Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo:
- Đơn khởi kiện
- Thỏa thuận trọng tài
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu
- Giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Các tài liệu khác có liên quan đến tranh chấp
Thủ tục khởi kiện
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
Nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Thời điểm thông báo đơn khởi kiện là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài. Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện thì bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo thì Bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.
Bước 3: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp
Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Bước 4: Hoà giải
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Nếu các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết, Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm, có giá trị như phán quyết trọng tài.
Bước 5: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
Nếu không có sự am hiểu tường tận về pháp luật sẽ khiến chủ thể tranh chấp tốn nhiều thời gian giải quyết và khó có thể bảo vệ được quyền lợi của mình. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, các bên nên tham vấn ý kiến của luật sư nhằm tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng, bao gồm các nội dung như sau:
- Tư vấn cho các bên hiểu rõ pháp luật về hợp đồng, giúp các bên hiểu về các điều khoản trong hợp đồng, phân định quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Xác định các vi phạm hợp đồng làm phát sinh tranh chấp và tư vấn hướng giải quyết phù hợp nhằm tăng cơ hội và giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh.
- Luật sư giúp các bên soạn đơn khởi kiện, soạn bộ hồ sơ, tài liệu pháp lý liên quan đến tranh chấp, tư vấn cho các bên cách tạo lập chứng cứ hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của mình.
- Đại diện, bảo vệ quyền lợi cho bạn trong các thủ tục pháp lý giải quyết tranh chấp. Luật sư có thể đại diện thương lượng với bên còn lại để tìm kiếm phương án giải quyết tối ưu. Ngoài ra, luật sư có thể thay mặt hòa giải tại Trung tâm hòa giải hoặc tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án, Trung tâm trọng tài.
- Giúp bạn thực hiện các thủ tục thi hành án, phối hợp với cơ quan thi hành án để đảm bảo bản án được thi hành đúng theo quy định của pháp luật
Tranh chấp hợp đồng có thể giải quyết thông qua nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, nếu các bên không thể tự giải quyết thông qua thương lượng hoặc hòa giải, việc đưa vụ việc ra Tòa án hoặc Trọng tài sẽ dẫn đến một quá trình phức tạp tốn nhiều chi phí và thời gian. Vì vậy, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng là cách hữu hiệu nhất giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn pháp lý sử dụng dịch vụ luật sư tố tụng liên quan đến tranh chấp hợp đồng, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ.
Tranh chấp hợp đồng cho vay mượn vàng là vấn đề pháp lý xuất phát từ những hợp đồng vay mượn vàng không rõ ràng, thiếu các thỏa thuận về tính lãi, phương thức trả nợ, vay vàng bằng giấy tay không có người làm chứng,… dẫn đến tranh chấp khi phát sinh mâu thuẫn. […]
Giải quyết tranh chấp góp vốn mua căn hộ chung cư là vấn đề được các bên góp vốn quan tâm, xuất phát từ nhu cầu mua nhà ở và chung cư ngày càng cao của cá nhân và doanh nghiệp và sự gia tăng các hành vi vi phạm, hủy hợp đồng. Bài viết này […]
Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển logistic cần được thực hiện cẩn trọng và bảo đảm tính thiện chí, đúng trình tự, thủ tục. Bởi vì vận chuyển logistic là ngành dịch vụ khá mới mẻ tại Việt Nam và đang có xu hướng phát triển mạnh. Bài viết dưới đây sẽ cung […]
Giải quyết tranh chấp góp vốn kinh doanh bất động sản là quy trình xử lý những mâu thuẫn về quyền lợi của các bên góp vốn đầu tư bất động sản. Việc giải quyết tranh chấp này đòi hỏi các bên cần lựa chọn phương thức phù hợp cũng như thực hiện đúng trình […]
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê chuyên gia là quy trình pháp lý giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giữa bên thuê và bên được thuê trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng thuê chuyên gia do có sự vi phạm hợp đồng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho […]
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê lao động là việc xử lý các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh của cá nhân, tập thể trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Để làm rõ nội dung xoay quanh vấn đề […]
Khởi kiện tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất là việc được nhiều người lựa chọn để giải quyết tranh chấp khi một trong các bên vi phạm hợp đồng hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích của bên còn lại. Để hiểu rõ thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp […]
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê xe là vấn đề thường gặp trong lĩnh vực du lịch và vận chuyển, gây, bao gồm: bên cho thuê xe, bên thuê xe, công ty du lịch, công ty vận tải (nếu có)… Do đó, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê xe một cách nhanh […]
Tranh chấp hợp đồng phân phối dự án là vấn đề nan giải hiện nay đối với doanh nghiệp bởi dự án được hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn với các bên trung gian và dễ phát sinh tranh chấp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc đầy đủ và chi […]
Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thuê tàu chuyến đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Bởi thuê tàu chuyến là lĩnh vực khá phức tạp khi chọn mẫu hợp đồng để ký, phức tạp khi đàm phán, thương lượng,.. Bài viết dưới […]
Giải quyết tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh là quy trình xử lý những mâu thuẫn phát sinh giữa bên đặt cọc để thuê mặt bằng và bên nhận cọc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tiền cọc thuê mặt bằng kinh doanh và việc nắm rõ sẽ giúp các […]
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là hoạt động thiết yếu khi phát sinh mâu thuẫn liên quan đến các thỏa thuận trong việc thuê bất động sản như: thuê đất, thuê nhà ở, thuê ki-ốt. Việc nhờ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp không chỉ giúp bảo […]
Tranh chấp hợp đồng giao khoán sửa chữa công trình xây dựng là tranh chấp phát sinh giữa bên giao khoán và bên nhận khoán.. Nguyên nhân phát sinh thường do vi phạm hợp đồng về nghĩa vụ thanh toán, chất lượng công trình nghiệm thu không đạt yêu cầu…Bài viết dưới đây sẽ cung […]
Giải quyết tranh chấp hợp đồng giao khoán công việc là quy trình xử lý những mâu thuẫn phát sinh từ loại hợp đồng này do có sự vi phạm trong quá trình thực hiện nội dung thỏa thuận. Bài viết này sẽ giúp người đọc tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp phù […]