Thủ tục cho người lao động thôi việc do thay đổi lại cơ cấu công ty

Cho người lao động thôi việc do thay đổi lại cơ cấu công ty là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lúc này, người lao động cần hiểu rõ các quy định về việc bồi thường, trợ cấp cho mình trong thời gian nghỉ việc và tìm kiếm công việc mới.

Thủ tục cho người lao động thôi việc do tổ chức lại lao động

Thủ tục cho người lao động thôi việc do tổ chức lại lao động

Tổ chức lại lao động là gì?

  • Tổ chức lại lao động là việc người sử dụng lao động sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự, chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn của người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức.
  • Tổ chức lại lao động có thể ảnh hưởng đến việc làm của người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi tổ chức lại lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động.

Tham khảo thêm bài viết về: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2020

Quy định pháp luật về tổ chức lại lao động, thay đổi cơ cấu công ty

Điều kiện cho người lao động thôi việc do tổ chức lại lao động

Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động là một trường hợp thay đổi cơ cấu công ty theo Điều 42 Bộ luật lao động 2019. Để cho người lao động thôi việc với lý do này thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Sự thay đổi này là cần thiết do nhu cầu thực tế và trên thực tế công ty đã thay đổi cơ cấu thật. Nếu về bản chất vẫn giữ công việc, phòng ban đó nhưng chỉ thay đổi về mặt sắp xếp thì sẽ không được chấp nhận. Do pháp luật không có định nghĩa rõ ràng như thế nào là “tổ chức lại công ty” nên trên thực tiễn giải quyết tranh chấp, nhận thức của các cơ quan xét xử có sự khác biệt về các trường hợp được coi là tổ chức lại công ty. Từ đó việc phán xét đúng, sai cho từng trường hợp, từng tình huống trở nên khó khăn và phức tạp.
  • Doanh nghiệp đã nỗ lực trong việc bố trí công việc mới và đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng nhưng không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc. Như vậy, không phải cứ thay đổi cơ cấu tổ chức thì sẽ cho người lao động nghỉ việc ngay, trước đó, doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp cần thiết để bố trí công việc cho người lao động.
  • Việc cho thôi việc phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có). Việc cho thôi việc phải thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động

Như vậy, cho người lao động nghỉ việc do tổ chức lại lao động phải đáp ứng điều kiện nghiêm ngặt. Nếu không đáp ứng đúng, đủ các điều kiện và trình tự thủ tục cho người lao động thôi việc (được trình bày ở mục 2 dưới đây) thì công ty sẽ có nguy cơ bị người lao động kiện do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Và theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trái luật, người sử dụng lao động sẽ bị thiệt hại không nhỏ khi phải chi trả, bồi thường cho người lao động khoản tiền lớn.

Tham khảo thêm bài viết về: Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ

Phương án sử dụng lao động

Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
  • Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
  • Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
  • Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Lưu ý khi lập phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và phải thông báo phương án sử dụng lao động người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Nếu theo phương án sử dụng lao động, không thể bố trí cho người lao động công việc mới phù hợp với trình độ kỹ năng chuyên môn thì giải quyết thôi việc cho người lao động.

Quyền lợi của người lao động

Sau khi cho người lao động thôi việc vì lý do tổ chức, tức là đã chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải tiến hành chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp mất việc làm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động ( Căn cứ theo Điều 47,48 BLLĐ 2019).

Lưu ý khi tính trợ cấp mất việc làm dựa trên tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động, thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Như vậy, người lao động làm được từ đủ 1 năm đến dưới 2 năm thì sẽ được trả 2 tháng tiền lương.

  • Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động = thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc + thời gian thử việc + thời gian được người sử dụng lao động cử đi học + thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội + thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương + thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động + thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo + thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động  thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
  • Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp = thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp + thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Quy định pháp luật về tổ chức lại lao động

Quy định pháp luật về tổ chức lại lao động

Trình tự thủ tục cho người lao động thôi việc do tổ chức lại lao động

Bước 1: Lập phương án sử dụng lao động

Bước 2: Thông báo với cơ quan có thẩm quyền và người lao động

Việc cho thôi việc phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và phải thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động

Bước 2. Trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có)

Trước khi cho người lao động thôi việc do tổ chức lại lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên.

Việc trao đổi ý kiến phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, căn cứ cho việc cho người lao động thôi việc do tổ chức lại lao động.

Bước 3: Thông báo trước cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động

Người sử dụng lao động phải thông báo trước cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động về việc cho người lao động thôi việc do tổ chức lại lao động.

Thời hạn thông báo là 30 ngày trước ngày dự kiến cho người lao động thôi việc.

Việc thông báo phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, căn cứ cho việc cho người lao động thôi việc do tổ chức lại lao động, thời hạn chấm dứt hợp đồng lao động, thời điểm bắt đầu thực hiện trợ cấp thôi việc.

Bước 4. Thanh toán trợ cấp cho người lao động

Khi cho người lao động thôi việc do tổ chức lại lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm làm việc của người lao động, cứ mỗi năm làm việc được hưởng 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Những trường hợp công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng

Theo Điều 37 Bộ luật Lao động 2019, những trường hợp doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động gồm:

  • Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp:
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  • Hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
  • Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Quy định pháp luật về tổ chức lại lao động

Trình tự thủ tục cho người lao động thôi việc do tổ chức lại lao động

Dịch vụ pháp lý về lao động cho Doanh nghiệp

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề pháp lý về lao động cho Doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với dịch vụ luật sư tư vấn hỗ trợ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những dịch vụ pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của bạn như:

  • Tư vấn về Hợp đồng lao động;
  • Tư vấn về chấm công, tính lương, thưởng;
  • Tư vấn về Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi;
  • Tư vấn về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Tư vấn về Thỏa ước lao động tập thể;
  • Tư vấn Giải quyết tranh chấp lao động;
  • Soạn thảo, rà soát Hợp đồng lao động;
  • Soạn thảo, rà soát Nội quy lao động;
  • Soạn thảo, rà soát Quy chế tiền lương, thưởng;
  • Soạn thảo, rà soát Quy chế bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Soạn thảo, rà soát Quy chế thỏa ước lao động tập thể;
  • Đại diện cho Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến lao động.

Với đội ngũ luật sư tư vấn lao động cho Doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho bạn những dịch vụ pháp lý chất lượng, hiệu quả, giúp bạn giải quyết các vấn đề pháp lý về lao động một cách nhanh chóng, thuận lợi, bảo vệ quyền lợi của bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài hotline 0386.579.303 để được luật sư hỗ trợ một cách nhanh chóng..

Scores: 4.62 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *