Dịch vụ luật sư tư vấn về đấu giá tài sản doanh nghiệp

Đấu giá tài sản doanh nghiệp là một trong những hình thức mua bán tài sản phổ biến trong nền kinh tế thị trường và là hình thức bán tài sản công khai, minh bạch, hiệu quả. Cùng với đó, dịch vụ luật sư tư vấn về đấu giá tài sản doanh nghiệp cũng nhận được nhiều sự quan tâm do tính phức tạp của hoạt động đấu giá. Vậy khi nào doanh nghiệp được bán tài sản thông qua hình thức đấu giá, tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá, quy trình bán đấu giá và hủy kết quả đấu giá, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Dịch vụ luật sư tư vấn về đấu giá tài sản doanh nghiệp

Dịch vụ luật sư tư vấn về đấu giá tài sản doanh nghiệp

Khi nào bán tài sản doanh nghiệp qua đấu giá?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Đấu giá tài sản, những tài sản sau đây bắt buộc phải được bán thông qua hình thức đấu giá:

  • Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
  • Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
  • Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
  • Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
  • Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
  • Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
  • Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
  • Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
  • Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
  • Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
  • Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
  • Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

Như vậy, có thể thấy:

1. Đối với doanh nghiệp tư nhân:

Bán đấu giá tài sản doanh nghiệp khi tài sản thuộc một trong những loại tài sản được quy định tại Điều 4 Luật Đấu giá tài sản. Những trường hợp khác, doanh nghiệp có thể lựa chọn bán tài sản qua hình thức khác.

2. Đối với doanh nghiệp nhà nước:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:

Theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện việc nhượng bán tài sản cố định bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Trường hợp nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường.

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

Theo Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp bán tài sản qua hình thức đấu giá khi tài sản đó là tài sản công, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 27 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

Đấu giá tài sản doanh nghiệp được thực hiện thông qua tổ chức đấu giá tài sản. Tuy nhiên không phải tổ chức nào cũng được coi là tổ chức đấu giá tài sản. Theo Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BTP, tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  1. Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá.
  2. Nhóm tiêu chí về phương án đấu giá khả thi, hiệu quả.
  3. Nhóm tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản.
  4. Nhóm tiêu chí về thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp.
  5. Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố.
  6. Nhóm tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.

Bảng tiêu chí đánh giá và chấm điểm tổ chức đấu giá tài sản sẽ được quy định cụ thể tại Phụ lục I Thông tư 02/2022/TT-BTP.

Quy trình bán đấu giá tài sản doanh nghiệp

Trình tự thủ tục bán đấu giá tài sản doanh nghiệp

Trình tự thủ tục bán đấu giá tài sản doanh nghiệp

Về cơ bản. việc đấu giá tài sản doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương III và Chương IV Luật Đấu giá tài sản.

  1. Bước 1: Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo Thông tư 02/2022/TT-BTP.
  2. Bước 2: Ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản theo (Điều 33 Luật Đấu giá tài sản)
  3. Bước 3: Ban hành quy chế cuộc đấu giá (Điều 34)
  4. Bước 4: Niêm yết việc đấu giá tài sản (Điều 35)
  5. Bước 5: Xem tài sản đấu giá
  6. Bước 6: Đăng ký tham gia đấu giá . Lưu ý: Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá (Điều 39).
  7. Bước 6: Tham gia đấu giá
  8. Bước 7: Lập biên bản đấu giá
  9. Bước 8: Chuyển hồ sơ cuộc đấu giá

Những trường hợp kết quả đấu giá bị huỷ

Theo Điều 72 Luật Đấu giá tài sản, kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:

  • Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
  • Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 của Luật này;
  • Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị hủy bỏ;
  • Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
  • Theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.

Hậu quả pháp lý khi kết quả đấu giá bị huỷ

Theo Điều 73 Luật Đấu giá tài sản, trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 72 của Luật này thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận.

Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Lý do nên sử dụng Dịch vụ luật sư tư vấn về đấu giá tài sản doanh nghiệp

Đấu giá tài sản là hình thức đòi hỏi kiến thức phức tạp, am hiểu chuyên sâu về pháp lý để thực hiện hoạt động đấu giá. Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn về đấu giá tài sản doanh nghiệp của Công ty Luật Kiến Việt sẽ mang lại một số lợi ích như sau:

  • Tiết kiệm thời gian;
  • Đảm bảo tính công khai, minh bạch của hoạt động đấu giá tài sản;
  • Đảm bảo kết quả đấu giá được công nhận theo quy định pháp luật;
  • Hạn chế rủi ro phát sinh từ hình thức đấu giá;
  • Được hướng dẫn, tư vấn, giải đáp những vướng mắc về pháp lý trong quá trình thực hiện hình thức đấu giá tài sản doanh nghiệp.

Luật sư tư vấn về đấu giá tài sản doanh nghiệp gồm những nội dung gì?

Dịch vụ Luật sư tư vấn đấu giá tài sản của công ty Luật Kiến Việt

Dịch vụ Luật sư tư vấn đấu giá tài sản của công ty Luật Kiến Việt

Tại Công ty Luật Kiến Việt, đội ngũ Luật sư chuyên tư vấn doanh nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực đấu giá tài sản doanh nghiệp. Chúng tôi đảm bảo cung cấp một dịch vụ Chính xác – Kịp thời – Giá cả hợp lý.

Một số nội dung về đấu giá tài sản doanh nghiệp Công ty Luật Kiến Việt cung cấp:

  • Tư vấn quy định về trường hợp phải đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá, những trường hợp phải hủy kết quả đấu giá;
  • Tư vấn, hỗ trợ tìm kiếm, đánh giá tổ chức đấu giá tài sản;
  • Tư vấn, hỗ trợ quá trình thực hiện các bước để đấu giá tài sản.

Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ những Luật sư chuyên môn, sử dụng dịch vụ luật sư của Công ty Luật Kiến Việt, bạn có thể liên hệ thông qua:

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

Scores: 4.7 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 664 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *