Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chất tư, được các bên tự nguyện lựa chọn và thỏa thuận với nhau dựa trên các nguyên tắc mà pháp luật quy định. Khi có tranh chấp thương mại xảy ra, lựa chọn trọng tài thương mại có thể giúp đôi bên thương lượng giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Để hiểu rõ hơn về hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, Công ty Luật Kiến Việt trân trọng gửi đến bạn đọc bài viết sau đây.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Trọng tài thương mại là gì?

Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài thương mại được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Trong đó:

  • Khoản 6, Điều 3, Luật Trọng tài thương mại 2010 nêu rõ “Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.”
  • Khoản 7, Điều 3, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận.”

Sự khác nhau giữa trọng tài và tòa án

Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết,

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
  • Còn về phía Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vấn đề: Các tranh chấp về hợp đồng trong kinh doanh giữa các thương nhân và đều có cùng mục đích lợi nhuận, Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có mục đích lợi nhuận, Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại và giải thể công ty.

Tham khảo thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Thứ hai, về trình tự giải quyết,

  • Thủ tục giải quyết bằng trọng tài bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn gửi đến Trung tâm trọng tài, sau đó là tuần tự các bước: chọn và chỉ định Trọng tài viên, công tác điều tra trước khi xét xử, chọn ngày xét xử và kết thúc xét xử.
  • Còn về quy trình giải quyết một vụ án của Tòa án bao gồm: khởi kiện, hòa giải, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, thi hành án.

Thứ ba, về ưu điểm của từng phương thức,

  • Trọng tài có thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử; được chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chính xác; nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các bên giữ được uy tín, trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.
  • Còn về phía Tòa án, đây là cơ quan nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phản quyết của toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật; Việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của toà án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật. Với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức trọng tài thương mại hay trọng tài quốc tế.

 Cuối cùng, so sánh nhược điểm của hai loại thủ tục,

  • Trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm nên không thể kháng cáo, kháng nghị. Hơn nữa,trong thực tiễn tình hình nước ta hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài khá cao.
  • Nếu lựa chọn giải quyết bằng Tòa án, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng. Tòa án xét xử công khai vì vậy các doanh nghiệp làm ăn trên thương trường đều không muốn mất uy tín hay lộ bí mật kinh doanh nên đây là khuyết điểm lớn nhất. Nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của toà án là chính xác, công bằng nhưng khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự.

>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp tại Tòa án và Trọng tài thương mại có gì khác nhau?

Điều kiện giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Trong trường hợp một trong các điều kiện trên không được đáp ứng, thì tranh chấp không thể được giải quyết bằng trọng tài. Các bên tranh chấp sẽ phải lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác, như khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Tham khảo thêm về: Điều kiện thành lập trung tâm trọng tài

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là những quy định mang tính chất cốt lõi, chi phối toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp. Các nguyên tắc đó được quy định tài Điều 4, Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể như sau:

  • Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
  • Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
  • Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Các nguyên tắc giải quyết trọng tài thương mại là cơ sở pháp lý quan trọng, đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được thực hiện một cách công bằng, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

>>>Xem thêm: Trọng tài viên, người giải quyết tranh chấp thương mại

Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo

Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn. Căn cứ Điều 30, Luật Trọng tài thương mại 2010, đơn khởi kiện cần có các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
  • Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
  • Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
  • Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
  • Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Thời điểm thông báo đơn khởi kiện được quy định tại Điều 31, Luật Trọng tài thương mại 2010 là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, Điều 32 Luật Trọng tài thương mại nêu rõ trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác thì thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Bước 2:  Bị đơn nộp bản tự bảo vệ

Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo thì bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Nội dung của bản tự bảo vệ được quy định tại Điều 35, Luật trọng tài thương mại 2010, gồm có:

  • Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
  • Tên và địa chỉ của bị đơn;
  • Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
  • Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo thì:

Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài

Theo Điều 39 Luật Trọng tài thương mại 2010, thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.

Bước 4: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

Về thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được quy định tại Điều 55, Luật trọng tài thương mại 2010, cụ thể:

  • Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
  • Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.

Bước 5: Hoà giải

Quy định tại Điều 58, Luật Trọng tài thương mại 2010 có nêu nếu các bên có yêu cầu, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết

Phán quyết của trọng tài thương mại được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 60, Luật trọng tài thương mại 2010 như sau:

  • Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
  • Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

>>>Xem thêm: Tổng hợp văn bản pháp luật về Trọng tài thương mại

Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.

Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Để hỗ trợ quý khách những vấn đề liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, công ty Luật Kiến Việt hân hạnh phục vụ những dịch vụ sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài;
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng trong giai đoạn giải quyết tranh chấp thương mại;
  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
  • Soạn thảo đơn khởi kiện và các văn bản, hồ sơ cần thiết;
  • Tư vấn chi tiết, cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ;
  • Thực hiện một số công việc khác có liên quan.

Trọng tài thương mại được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tranh chấp tự nguyện lựa chọn và thỏa thuận với nhau, theo đó các bên tranh chấp đồng ý lựa chọn một hoặc một số trọng tài viên để giải quyết tranh chấp giữa họ theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Phán quyết của trọng tài thương mại là chung thẩm và có giá trị pháp lý như bản án, các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành phán quyết trọng tài. Nếu quý khách còn có câu hỏi nào liên quan cần được luật sư hỗ trợ tư vấn giải đáp trực tuyến miễn phí xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt qua Hotline hoặc Zalo theo số 0386.579.303 để được trợ kịp thời hiệu quả nhất!

Scores: 4.1 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *