Giải quyết tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa các thành viên, cổ đông trong công ty. Đây là những tranh chấp thuộc về nội bộ doanh nghiệp, trong đó có tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết. Vậy tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết là gì, những tranh chấp thường gặp và cách giải quyết cụ thể như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ là tài liệu để bạn tham khảo.

Giải quyết tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết

Giải quyết tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết

Tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết là gì?

Pháp luật hiện hành không có định nghĩa chính thức về tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết. Tuy nhiên căn cứ vào Luật Doanh nghiệp, thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết là những vấn đề phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây là những vấn đề phát sinh trong nội bộ công ty.

Từ đó, có thể hiểu tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết là những mâu thuẫn, bất đồng nội bộ giữa các thành viên trong công ty, liên quan đến các vấn đề:

  • Thay đổi thành viên (ví dụ: chủ thể bị thay đổi, trình tự thay đổi thành viên…);
  • Triệu tập họp (ví dụ: trình tự tiến hành họp, số lượng tham gia dự họp…);
  • Biểu quyết tại cuộc họp (ví dụ: trình tự tiến hành biểu quyết, vấn đề đưa ra biểu quyết, kết quả biểu quyết…).

Chủ thể nào có quyền thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết trong doanh nghiệp?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên trong công ty thay đổi khi thuộc 01 trong các trường hợp dưới đây và quyết định về thay đổi thành viên phải được thông qua bởi Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông:

  • Chấm dứt theo ý chí và nguyện vọng của thành viên;
  • Thành viên công ty tặng cho, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho cá nhân, tổ chức khác;
  • Thành viên chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, những chủ thể có quyền triệu tập họp trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Chủ tịch hội đồng thành viên trong công ty TNHH, công ty hợp danh;
  • Thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 49 của Luật Doanh nghiệp 2020 trong công ty TNHH;
  • Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát trong công ty cổ phần;
  • Chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần;
  • Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, những chủ thể có quyền biểu quyết trong doanh nghiệp bao gồm:

  • Thành viên trong hội đồng thành viên đối với công ty TNHH;
  • Cổ đông phổ thông đối với công ty cổ phần;
  • Cổ đông ưu đãi biểu quyết đối với công ty cổ phần.

Những tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết thường gặp trong công ty

Tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập, biểu quyết thường gặp

Tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập, biểu quyết thường gặp

Tranh chấp về thay đổi thành viên

Trong quá trình vận hành công ty, vì một số lý do dẫn đến việc thành viên trong công ty bị thay đổi. Trong một số trường hợp, thay đổi thành viên sẽ làm phát sinh tranh chấp. Những tranh chấp về thay đổi thành viên trong công ty thường gặp:

  • Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thành viên chấm dứt tư cách thành viên;
  • Thay đổi thành viên vì lý do và mục đích chủ quan đến từ một bộ phận thành viên khác;
  • Thay đổi thành viên khi chưa được thông qua tại Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.

Tranh chấp về triệu tập và biểu quyết

Tương tự như tranh chấp về thay đổi thành viên, tranh chấp về triệu tập và biểu quyết là một trong những tranh chấp nội bộ phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty. Những tranh chấp về triệu tập và biểu quyết thường gặp là tranh chấp liên quan đến:

  • Chủ thể có quyền triệu tập và biểu quyết;
  • Điều kiện tiến hành cuộc họp, biểu quyết;
  • Trình tự, thủ tục họp, biểu quyết;
  • Quyết định được thông qua tại cuộc họp, biểu quyết.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết

thủ tục giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp

Những tranh chấp liên quan đến thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết thường được giải quyết theo phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ được quy định trong Điều lệ công ty. Các phương thức giải quyết tranh chấp thường được sử dụng bao gồm:

  • Thương lượng: Các bên ngồi và xem lại những văn bản đã ký kết trước đó, trao đổi và thỏa thuận để tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu vấn đề các bên gặp phải để đạt được sự thống nhất ý chí.
  • Hòa giải: Hòa giải được hiểu là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba, gọi là Hoà giải viên. Trình tự, thủ tục do hoà giải viên đề xuất.
  • Trọng tài thương mại: Giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài/trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân: Giải quyết tranh chấp bằng Toà án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện. Toà án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết.

Bài viết “Giải quyết tranh chấp thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết” đã cung cấp tổng quát những thông tin liên quan đến định nghĩa, chủ thể có quyền thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết trong doanh nghiệp. Ngoài ra, bài viết cũng đã liệt kê những tranh chấp liên quan đến thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết thường gặp trong doanh nghiệp và thủ tục giải quyết. Công ty Luật Kiến Việt với đội ngũ luật sư doanh nghiệp chuyên nghiệp và tận tình luôn sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp về:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thay đổi thành viên, quyền triệu tập và biểu quyết, điều kiện và trình tự tiến hành và thông qua quyết định, phương thức giải quyết khi có tranh chấp;
  • Rà soát biên bản, quyết định được thông qua tại cuộc họp;
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết khi có tranh chấp liên quan đến thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết ;
  • Đại diện cho khách hàng khi có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tố tụng, giải quyết tranh chấp

Scores: 4.91 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 522 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *