Phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, hòa giải hay ra phán quyết cho các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế giữa các thương nhân trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ, hợp đồng có trong vụ tranh chấp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm các phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp trong thương mại, kinh doanh quốc tế từ đó đưa ra lựa chọn hợp lý.

Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế là gì ?

Khái niệm

Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế là việc các bên thông qua các phương thức, quy trình thích hợp thực hiện những giải pháp nhằm loại bỏ, giải quyết những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế qua đó làm rõ quyền, nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp thương mại, giúp bảo vệ quyền và lợi ích của đôi bên.

Đặc điểm

Các bên tranh chấp có quyền tự do chọn phương thức giải quyết và cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Áp dụng các nguồn luật khác nhau tùy vào từng chủ thể, đối tượng của hoạt động thương mại.

Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh.
  • Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh.
  • Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên.
  • Chi phí thấp.

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế có thể thực hiện theo các phương thức khác nhau.

Phương thức thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tham gia cùng nhau bàn bạc, trao đổi thông tin, thỏa thuận để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh mà không cần bên thứ ba trợ giúp hay ra phán quyết. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.

Thương lượng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

 Thương lượng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

  Ưu điểm:

  • Đơn giản, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý.
  • Đảm bảo bí mật trong kinh doanh.
  • Ít tổn hại đến quan hệ hợp tác giữa các bên.
  • Tăng cường sự hiểu biết, hợp tác lẫn nhau nếu thương lượng thành công.

 Nhược điểm:

Đòi hỏi cao tính thiện chí, trung thực, tự nguyện hợp tác giữa các bên tham gia.

Thương lượng thành công hay không phụ thuộc vào sự hiểu biết, thái độ, thiện chí hợp tác của các bên. Bởi vì kết quả thương lượng không được bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi nên tính ràng buộc không cao.

Phương thức hòa giải

Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia trợ giúp của một bên thứ ba (còn gọi là Hoà giải viên) trung lập và khách quan do các bên tranh chấp chỉ định làm trung gian hoà giải. Hoà giải viên chỉ đóng vai trò giúp đỡ các bên tìm ra biện pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp.

 Ưu điểm:

  • Thuận tiện, linh hoạt, đơn giản, ít tốn kém.
  • Không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý.
  • Hoà giải viên không có quyền xét xử và ra phán quyết cuối cùng.

 Nhược điểm:

Vì kết quả của việc hoà giải không bị ràng buộc pháp lý nên cần phụ thuộc sự tự nguyện của các bên trong việc thực thi thỏa thuận.

Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Các loại trọng tài thương mại quốc tế.

Trọng tài vụ việc (Trọng tài Ad – hoc):

  • Được lập ra để giải quyết những tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu
  • Tự giải thể sau khi giải quyết xong
  • Không có trụ sở cố định
  • Không lệ thuộc vào bất cứ quy tắc xét xử nào
  • Thường chỉ có 01 trọng tài viên do các bên thống nhất chọn

Trọng tài thường trực:

  • Có tổ chức, trụ sở cố định
  • Có danh sách trọng tài viên
  • Hoạt động theo điều lệ riêng
  • Có quy chế tố tụng riêng

 Ưu điểm:

  • Đơn giản, linh hoạt theo thoả thuận của các bên.
  • Phán quyết của trọng tài thường khách quan, độ tin cậy cao.
  • Giữ bí mật thông tin tranh chấp.
  • Quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc.
  • Không bị giới hạn về mặt lãnh thổ.

 Nhược điểm:

  • Chi phí khá cao.
  • Kết quả chung thẩm không thể bị kháng cáo trừ một số trường hợp hạn chế mà bị huỷ phán quyết.

Tham khảo thêm: Trọng tài viên, người giải quyết tranh chấp thương mại

Toà án

  • Toà án là cơ quan nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp do vậy phán quyết của tòa án là bắt buộc, được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế.
  • Trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, toà án phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định.
  • Đây là phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống có tính thể thức và tổ chức cao.

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Toà án

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Toà án

 Ưu điểm:

  • Phán quyết được đảm bảo thi hành.
  • Có thẩm quyền giải quyết hầu hết các tranh chấp.
  • Có thể kháng cáo nếu thấy phán quyết không hợp lý.

 Nhược điểm:

  • Tốn kém chi phí, mất thời gian.
  • Nhiều thủ tục, theo luật định.
  • Không có tính bảo mật thông tin cao.

Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Việc giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế cần tuân theo các quy định pháp luật sau:

Điều ước quốc tế

Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Công ước viên năm 1969, thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ:

  • Một thỏa thuận quốc tế
  • Được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia
  • do pháp luật quốc tế điều chỉnh

Đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam không phải là thành viên thì:

  • Điều ước được sử dụng khi pháp luật cho phép các bên được thỏa thuận lựa chọn (khoản 2 Điều 664 Bộ luật dân sự 2015).
  • Phải đáp ứng các điều kiện chọn luật.

Đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 664, khoản 1 Điều 665 Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy, có thể hiểu Điều ước quốc tế là:

  • văn bản pháp lý quốc tế
  • Được thoả thuận và xây dựng bởi các quốc gia và chủ thể của luật quốc tế
  • Dùng để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
  • Mang tính phổ cập hoặc không phổ cập
  • Song phương hoặc đa phương

Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế được sử dụng khi pháp luật cả hai bên cho phép thỏa thuận lựa chọn và phải đáp ứng được điều kiện chọn luật, không trái với nguyên tắc cơ bản.

Pháp luật quốc gia

Được áp dụng khi các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng hệ thống pháp luật của một quốc gia và được pháp luật cho phép thỏa thuận lựa chọn, không thuộc các trường hợp không được phép áp dụng.

Bên cạnh đó, pháp luật quốc gia cũng được sử dụng khi có dẫn chiếu của quy phạm xung đột.

Tư vấn giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tư vấn giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế, có thể tham khảo ngay thông tin tại Công ty Luật Kiến Việt. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và tận tâm, chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ sau đây:

  • Tư vấn các quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh thương mại quốc tế.
  • Chuẩn bị, liên hệ và đàm phán với các bên trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu có liên quan để giải quyết tranh chấp.
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ.
  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp cho khách hàng.
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.

Trên đây là nội dung khái quát về giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế và các phương thức giải quyết. Nếu quý khách hàng còn có thắc mắc hay khó khăn trong vấn đề trên cần Luật sư tư vấn luật thương mại hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp xin vui lòng liên hệ ngay với Công ty Luật Kiến Việt qua số hotline 0386.579.303  để được giúp đỡ, hỗ trợ nhanh chóng.

Scores: 4.4 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *