Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính mới nhất năm 2024

Thực hiện những thủ tục hành chính là những thủ tục diễn ra hằng ngày mà mọi người dân ít nhất một lần trong đời đều phải làm, đi kèm với nó thì cũng có nhiều vụ việc khởi kiện hành chính diễn ra. Tuy nhiên để khởi kiện theo đúng trình tự pháp luật thì phải có sự tìm hiểu về cách đơn khởi kiện vụ án hành chính, điều kiện, thẩm quyền, trình tự giải quyết khởi kiện. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về những vấn đề liên quan đến khởi kiện vụ án hành chính.

Khởi kiện vụ án hành chính

Khởi kiện vụ án hành chính

 Ai  có quyền khởi kiện vụ án hành chính

Căn cứ theo các quy định tại Khoản 8 Điều 3; Điều 30 & Điều 54 Luật tố tụng hành chính 2015 và Điều 74 Bộ luật dân sự 2015: quy định về chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành chính. Có hai loại chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành chính là cá nhân và cơ quan, tổ chức thì phải đáp ứng được những điều kiện sau:

Chủ thể là cá nhân:

  • Phải là cá nhân có quyền lợi hợp pháp nhưng lại bị ảnh hưởng trực tiếp từ quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
  • Là cá nhân có đủ năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính: có nghĩa là phải đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn về nhận thức, làm chủ hành vi khi tham gia xét xử phải có người đại diện.

Chủ thể là cơ quan, tổ chức:

  • Phải có tư cách pháp nhân, theo đó bao gồm các điều kiện: được thành lập theo quy định pháp luật; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh cơ quan, tổ chức khi tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
  • Phải có người đại diện theo pháp luật khi tham gia khởi kiện.

Tham khảo thêm bài viết liên quan về: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

Thẩm quyền giải quyết đơn kiện vụ án hành chính

Thẩm quyền giải quyết đơn kiện vụ án hành chính

Thẩm quyền giải quyết đơn kiện vụ án hành chính

Việc giải quyết đơn kiện vụ án hành chính sẽ do Tòa án giải quyết. Với mỗi loại vụ án nhất định thì sẽ do Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án cấp tỉnh giải quyết, cụ thể như sau:

Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện

Căn cứ theo Điều 31 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì những loại khởi kiện vụ án hành chính sau sẽ do Tòa án cấp huyện giải quyết:

  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
  • Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh

Căn cứ theo Điều 32 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì những loại khởi kiện vụ án hành chính sau sẽ do Tòa án cấp tỉnh giải quyết:

  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
  • Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
  • Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
  • Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
  • Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này. 

Thời hiệu  khởi kiện vụ án hành chính

Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được khởi kiện trong một thời hạn nhất định. Nếu hết thời hạn thì cơ quan, tổ chức, cá nhân không được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Căn cứ theo Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định thời hiệu của từng khởi kiện vụ án hành chính như sau:

  • 01 năm kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  • 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước;
  • Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

Trường hợp đương sự khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện như sau:

  • 01 năm kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai;
  • 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà chủ thể có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

Ngoài ra những quy định khác của Bộ luật dân sự về xác định thời hiệu, thời hạn được áp dụng trong tố tụng hành chính.

Lưu ý: Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định thì sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính mới nhất

Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính được ban hành chính thức: Mẫu số 01-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Bạn đọc có thể tải xuống: TẠI ĐÂY

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện vụ án hành chính:

(1) Ghi địa danh, ngày, tháng, năm tại thời điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Tòa án sẽ gửi đơn kiện: nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi họ tên; Nếu người khởi kiện là người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì đồng thời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người được đại diện; Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi địa chỉ tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: trú tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH G có trụ sở: Số 00 phố X, quân Y, thành phố Z).

(5) Nếu chủ thể bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.

(7) Ghi tương tự theo hướng dẫn tại điểm (3).

(6) và (8) Ghi tương tự theo hướng dẫn tại điểm (4).

(9) Tùy theo từng trường hợp mà ghi quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri.

(10) Tùy theo từng trường hợp mà ghi tóm tắt nội dung cụ thể của quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc hành vi hành chính.

(11) Nêu cụ thể từng yêu cầu Tòa án giải quyết như: Yêu cầu hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính và quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan (nếu có); buộc thực hiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính; hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật; buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra…

(12) Tùy từng trường hợp mà ghi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri, hành vi hành chính.

(13) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu gì và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1. Bản sao Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; 2. Bản sao chứng minh nhân dân (căn cước công dân)…)

(14) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là cá nhân, không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Quy trình khởi kiện vụ án hành chính

Giai đoạn 1: Gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tới Tòa án.

Giai đoạn 2: Tòa án thụ lý vụ án

  • Khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện thì người khởi kiện nộp tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán sẽ thông báo thụ lý vụ án cho người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Viện kiểm sát và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
  • Chánh án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
  • Người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Giai đoạn 3: Đàm phán và giai đoạn chuẩn bị xét xử

  • Cơ quan điều tra lập hồ sơ; giai đoạn này sẽ có những quyết định yêu cầu bổ sung, xác minh, thu thập tài liệu; quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tòa án tổ chức phiên họp công khai chứng cứ và đối thoại; Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, tạm đình chỉ hoặc đỉnh chỉ việc giải quyết vụ án.

Giai đoạn 4: Xét xử sơ thẩm vụ án.

  • Thời hạn mở phiên tòa: Trong 20 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn có thể kéo dài hơn tuy nhiên cũng không quá 30 ngày.
  • Diễn ra phiên tòa sơ thẩm: Khai mạc; Giải quyết các yêu cầu thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu.
  • Các bên tranh tụng
  • Hội đồng xét xử sẽ đọc, tuyên bản án

Giai đoạn 5: Xét xử phúc thẩm (nếu có)

  • Trong giai đoạn bản án, quyết định của Tòa sơ thẩm chưa có hiệu lực. Đương sự hoặc người đại diện nếu không đồng ý với bản án, quyết định và Viện kiểm sát nhận thấy có những sai sót trong quá trình giải quyết vụ án của Bản án, quyết định sơ thẩm có quyền kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Giai đoạn 6: Thủ tục giám đốc thẩm (nếu có)

  • Trong giai đoạn bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm hoặc Tòa án phúc thẩm đã có hiệu lực. Đương sự không đồng tình với bản án, quyết định thì họ chỉ có thể đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Chỉ chủ thể có thẩm quyền kháng nghị mới có quyền yêu cầu giám đốc thẩm.

Tư vấn khởi kiện vụ án hành chính

Tư vấn khởi kiện vụ án hành chính

Luật sư hỗ trợ, tư vấn khởi kiện vụ án hành chính

Thường với những vụ kiện trong lĩnh vực hành chính, sẽ có một phía là cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thực hiện những thủ tục hành chính. Nếu bạn chỉ là một công dân bình thường thì có thể gặp khó khăn trong quá trình khởi kiện, bởi những chủ thể trên đều là những chủ thể có kiến thức, chuyên môn cao trong lĩnh vực hành chính. Vậy nên để có thể đảm bảo quyền lợi của mình, bạn nên sử dụng dịch vụ pháp lý từ Luật sư để có thể được hỗ trợ, tư vấn về những vấn đề:

  • Tư vấn về chủ thể khởi kiện, trình tự thủ tục, điều kiện và thời hiệu khởi kiện, thẩm quyền của Tòa án liên quan đến vụ án hành chính.
  • Soạn thảo đơn khiếu nại quyết định hành chính và những văn bản có liên quan đến vụ án hành chính nếu cần thiết.
  • Theo dõi hồ sơ pháp lý của vụ án.
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia đàm phán trong quá trình giải quyết vụ án.
  • Tham gia tranh tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
  • Xác định căn cứ kháng cáo nếu khách hàng chưa hài lòng với kết quả giải quyết vụ án và tiếp tục hỗ trợ, tư vấn trong giai đoạn kháng cáo tiếp theo.

Sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn luật hành chính ngoài việc đảm bảo được quyền lợi của bản thân, còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Nếu bạn đang có nhu cầu khởi kiện vụ án hành chính, hãy liên hệ với luật sư Luật Kiến Việt qua Hotline hoặc Zalo theo số 0386.579.303 để được tư vấn và hỗ trợ khởi kiện.

Scores: 4.4 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 631 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *