Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với doanh nghiệp FDI

Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với doanh nghiệp FDI không chỉ phản ánh sự thận trọng trong chiến lược của nhà nước trong việc quản lý nguồn vốn ngoại mà còn thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong việc tạo dựng một môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và an toàn. Bài viết này sẽ tập trung phân tích quy định của pháp luật về điều kiện, danh mục các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện và những lưu ý để nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với doanh nghiệp FDI

Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với doanh nghiệp FDI

Quy định về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với  doanh nghiệp FDI

Theo Khoản 10 Điều 3 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật đầu tư 2020) quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

10. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.”

Tại khoản 3 điều 9 Luật Đầu tư 2020, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn: Đây là một trong những điều kiện quan trọng khi nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Đối với một số ngành nghề, pháp luật sẽ quy định điều kiện về tỷ lệ vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế.
  • Hình thức đầu tư: Hiện nay, có 5 hình thức đầu tư: thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, thực hiện dự án đầu tư, hợp đồng BCC, và các hình thức mới theo quy định của Chính phủ.
  • Phạm vi hoạt động: Nhà đầu tư tự do đầu tư nếu ngành nghề không thuộc danh mục hạn chế hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nếu thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và thuộc trường hợp hạn chế phạm vi hoạt động đầu tư, thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế phạm vi hoạt động đầu tư trong ngành, nghề đó.
  • Năng lực của nhà đầu tư: Bao gồm năng lực tài chính và kỹ thuật. Một số dự án yêu cầu nhà đầu tư phải đặt cọc và có mức vốn tối thiểu.
  • Các điều kiện khác: Tuân thủ theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường và có kế hoạch tài chính, không còn nợ thuế quá hạn theo quy định tại khoản 1 điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề quy định tại tại khoản 3 điều 9 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) quy định tại Khoản 3, Điều 15 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP sau đây:

  • Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;
  • Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;
  • Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;
  • Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;
  • Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
  • Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Những điều kiện này không chỉ nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, mà còn góp phần vào việc thu hút đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả và bền vững.

Xem thêm: Doanh nghiệp FDI là gì?

Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với doanh nghiệp FDI

Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện

Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện

Theo quy định tại Mục B Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các ngành, nghề có điều kiện phải tuân thủ một số quy định cụ thể. Những điều kiện này nhằm bảo đảm sự hài hòa giữa việc thu hút đầu tư nước ngoài và bảo vệ lợi ích quốc gia, cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Trong đó, bao gồm 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện được liệt kê như sau:

Stt Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện
1 Sản xuất, phân phối các sản phẩm văn hóa (gồm các bản ghi hình)
2 Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh
3 Cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình
4 Bảo hiểm; ngân hàng; kinh doanh chứng khoán cùng các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán
5 Dịch vụ bưu chính, viễn thông
6 Dịch vụ quảng cáo
7 Dịch vụ in, dịch vụ phát hành xuất bản phẩm
8 Dịch vụ đo đạc và bản đồ
9 Dịch vụ chụp ảnh từ trên cao
10 Dịch vụ giáo dục
11 Thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu và khí
12 Thủy điện, điện gió ngoài khơi, năng lượng hạt nhân
13 Vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông, đường biển, đường ống
14 Nuôi, trồng thủy sản
15 Lâm nghiệp và săn bắn
16 Kinh doanh đặt cược, casino
17 Dịch vụ bảo vệ
18 Xây dựng, vận hành, quản lý cảng sông, cảng biển, sân bay
19 Kinh doanh bất động sản
20 Dịch vụ pháp lý
21 Dịch vụ thú y
22 Hoạt động mua bán hàng hóa cùng các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam
23 Dịch vụ kiểm tra, phân tích kỹ thuật
24 Dịch vụ du lịch
25 Dịch vụ sức khỏe, dịch vụ xã hội
26 Dịch vụ thể thao giải trí
27 Sản xuất giấy
28 Sản xuất phương tiện vận tải trên 29 chỗ
29 Phát triển, vận hành chợ truyền thống
30 Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa
31 Dịch vụ thu gom hàng lẻ ở nội địa
32 Dịch vụ kiểm toán, kế toán, sổ sách kế toán, thuế
33 Dịch vụ thẩm định giá; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa
34 Dịch vụ liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp
35 Sản xuất, chế tạo máy bay
36 Sản xuất, chế tạo đầu máy và toa xe đường sắt
37 Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá
38 Hoạt động của nhà xuất bản
39 Đóng mới, sửa chữa tàu biển
40 Dịch vụ thu gom chất thải, dịch vụ quan trắc môi trường
41 Dịch vụ trọng tài thương mại, hòa giải trọng tài
42 Kinh doanh dịch vụ logistics
43 Vận tải biển ven bờ
44 Canh tác, sản xuất/chế biến các loại cây trồng quý hiếm, chăn nuôi gây giống động vật hoang dã quý hiếm và chế biến, xử lý các động vật hoặc cây trồng này (gồm cả động vật sống cũng như các chế phẩm từ chúng)
45 Sản xuất vật liệu xây dựng
46 Xây dựng, các dịch vụ kỹ thuật có liên quan
47 Lắp ráp xe gắn máy
48 Dịch vụ liên quan đến thể thao, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu, các hoạt động vui chơi, giải trí khác
49 Dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không; dịch vụ kỹ thuật mặt đất tại cảng hàng không, sân bay; dịch vụ cung cấp suất ăn trên tàu bay; dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không
50 Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ lai dắt tàu biển
51 Dịch vụ liên quan đến di sản văn hóa, quyền tác giả, quyền liên quan, nhiếp ảnh, ghi hình, ghi âm, triển lãm nghệ thuật, lễ hội, thư viện, bảo tàng
52 Dịch vụ liên quan đến xúc tiến, quảng bá du lịch
53 Dịch vụ đại diện, đại lý tuyển dụng, đặt lịch, quản lý cho nghệ sỹ, vận động viên
54 Dịch vụ liên quan đến gia đình
55 Hoạt động thương mại điện tử
56 Kinh doanh nghĩa trang, dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ mai táng
57 Dịch vụ gieo hạt, phun thuốc hóa chất bằng máy bay
58 Dịch vụ hoa tiêu hàng hải
59 Các ngành, nghề đầu tư theo cơ chế thí điểm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Bên cạnh đó, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng theo các hình thức quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư và được đăng tải, cập nhật theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

Như vậy, danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện là một công cụ quan trọng trong việc quản lý và điều tiết đầu tư nước ngoài, đảm bảo việc đầu tư không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn phù hợp với các mục tiêu phát triển dài hạn của quốc gia.

Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với doanh nghiệp FDI

Ngoài các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện thì pháp luật còn quy định các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Mục A phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP gồm 25 ngành nghề, lĩnh vực chưa được tiếp cận thị trường được liệt kê như sau:

Stt Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường
1 Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền Nhà nước lĩnh vực thương mại
2 Hoạt động báo chí, hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức
3 Đánh bắt/khai thác hải sản
4 Dịch vụ điều tra và an ninh
5 Các dịch vụ hành chính tư pháp: Giám định tư pháp, thừa phát lại, đấu giá tài sản, công chứng, dịch vụ của quản tài viên
6 Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
7 Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng
8 Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình
9 Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận)
10 Dịch vụ nổ mìn
11 Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
12 Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
13 Dịch vụ bưu chính công ích
14 Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa
15 Kinh doanh tạm nhập tái xuất
16 Thực hiện quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối
17 Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang
18 Sản xuất vật liệu/thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
19 Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ
20 Dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải;

Dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng, tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải;

Dịch vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải, tuyến hàng hải;

Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.

21 Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng;

Dịch vụ thông tin điện tử hàng hải.

22 Dịch vụ kiểm định (kiểm tra, thử nghiệm), cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải (gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện);

Dịch vụ kiểm định, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải;

Dịch vụ kiểm định, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển;

Dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển;

Dịch vụ đăng kiểm tàu cá.

23 Dịch vụ điều tra, đánh giá, khai thác rừng tự nhiên gồm khai thác gỗ, săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp
24 Nghiên cứu/sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá
25 Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

 

Ngoài ra, Nghị định 31/2021/NĐ-CP cũng có quy định chi tiết về nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Điều 17 của nghị định này. Điều này phản ánh cam kết quốc tế của chính phủ trong việc tạo điều kiện cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích quốc gia trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Những lưu ý khi đầu tư vào ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện

Khi đầu tư vào ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Danh mục ngành nghề: Xác định rõ ngành nghề bạn muốn đầu tư có thuộc diện hạn chế tiếp cận thị trường hay không. Danh mục này được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Đầu tư 2020.
  • Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu kỹ về thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng để có cái nhìn tổng quan về cơ hội và thách thức trong ngành.
  • Đánh giá tiềm năng lợi nhuận: Xác định rõ mục tiêu, chiến lược kinh doanh và tiềm năng lợi nhuận trong ngành để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
  • Theo dõi và đánh giá: Theo dõi và đánh giá thường xuyên hiệu quả hoạt động kinh doanh để điều chỉnh kịp thời chiến lược và phương pháp kinh doanh.
  • Thủ tục đầu tư: Để có thể đầu tư một cách thuận lợi và nhanh chóng, Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

Ngoài những lưu ý trên, nhà đầu tư nước ngoài cũng cần lưu ý đến những thay đổi của pháp luật liên quan đến đầu tư vào Việt Nam. Việc cập nhật thông tin pháp luật mới nhất sẽ giúp nhà đầu tư bảo vệ quyền lợi của mình và thực hiện đầu tư hiệu quả hơn. Nhớ rằng, việc đầu tư vào ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đòi hỏi sự cẩn trọng, kiên nhẫn và kiến thức chuyên môn. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào ngành nghề này.

Dịch vụ luật sư tư vấn về ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện

Luật sư tư vấn về ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện

Luật sư tư vấn về ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập quốc tế, việc đầu tư vào các ngành, nghề có điều kiện tiếp cận thị trường mang đến nhiều cơ hội phát triển nhưng theo đó là nhiều thủ tục phức tạp. Để đảm bảo quá trình đầu tư diễn ra suôn sẻ và hợp pháp, dịch vụ luật sư tư vấn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là chi tiết về dịch vụ luật sư tư vấn trong lĩnh vực này:

  • Tư vấn và hướng dẫn chi tiết các quy định về pháp luật đầu tư cho khách hàng;
  • Hướng dẫn nhà đầu tư xác định rõ các ngành, nghề nằm trong danh mục có điều kiện tiếp cận thị trường.
  • Hỗ trợ soạn thảo và hoàn thiện các hợp đồng, văn bản pháp lý cần thiết.
  • Thay mặt nhà đầu tư xin cấp phép đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Đại diện nhà đầu tư trong các tranh chấp liên quan đến đầu tư, từ giai đoạn đàm phán đến khi giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Với sự hỗ trợ từ các Luật sư tư vấn doanh nghiệp chuyên nghiệp, nhà đầu tư có thể yên tâm tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nếu Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào về giải quyết tranh chấp trong quá trình góp vốn thành lập công ty hãy liên hệ với công ty Luật Kiến Việt qua số hotline 0386579303 để được luật sư tư vấn cụ thể.

Scores: 4.9 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 658 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *