Người lao động có được nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm xã hội là thắc mắc của nhiều người hiện nay bên cạnh mức lương và chế độ phúc lợi. Về phía người lao động thì họ luôn có một câu hỏi là thay vì người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho họ thì họ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận khoản tiền này được không? Hãy cùng Luật Kiến Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Sổ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Ai là người phải đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì quy định người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động, nghĩa là xác lập, ký kết các loại hợp đồng lao động thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đã nêu rõ người lao động phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, dưới góc độ là người lao động đang làm việc cho người sử dụng là tổ chức thì để thuận tiện cho quá trình làm hồ sơ, sổ sách thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ hỗ trợ người lao động trong việc đóng bảo hiểm xã hội bằng hình thức là hàng tháng đóng tiền bảo hiểm xã hội trên quỹ tiền lương của người lao động. Có nghĩa là, người sử dụng lao động có quyền trừ ra một khoản tiền tương ứng với số tiền đóng bảo hiểm xã hội trên tổng số lương của người lao động, và người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Người lao động có được thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận tiền mà không đóng bảo hiểm xã hội được không?
Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, thì người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ hỗ trợ người lao động đóng bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động và người lao động không thể thỏa thuận với nhau là không đóng bảo hiểm xã hội để nhận khoản tiền này.
Tuy nhiên, đối với trường hợp người lao động tham gia nhiều hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Đối với hợp đồng lao động mà không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội.
Bị xử lý như thế nào nếu không đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động bị xử lý như thế nào nếu không đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ vào Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định: “…Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định…”.
Do vậy, khi người lao động mà thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội; nếu thời gian không đóng từ 30 ngày trở lên buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian không đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là nội dung giới thiệu về Người lao động có được nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm xã hội. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý liên quan cần luật sư tư vấn luật lao động miễn phí vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt qua Hotline: 0386.579.303 và theo các thông tin bên dưới để được cung cấp và tư vấn cụ thể hơn.