Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản?

Khi một doanh nghiệp phá sản, những nhân viên làm việc trong công ty đó sẽ đối mặt với những rủi ro về thu nhập của mình. Thường thì những tháng lương trước đó mà các nhân viên đã làm việc sẽ không được trả hoặc sẽ bị trả chậm hơn dự kiến. Điều này càng khiến cho tình hình tài chính của các nhân viên trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là đối với những người có trách nhiệm trong gia đình. Công ty Luật Kiến Việt chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản qua bài viết sau đây. 

Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản?

Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản

>> Có thể bạn quan tâm: Một số quy định về tiền lương người lao động cần phải biết

Thế nào là phá sản?

Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 quy định về phá sản như sau: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Một trong những nội dung bắt buộc của quyết định tuyên bố phá sản là việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (Điều 108 Luật Phá sản). Theo đó, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động kể từ ngày Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.

Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định “Hợp đồng lao động chấm dứt khi người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”. Như vậy, cùng với việc công ty bị tuyên bố phá sản, thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng sẽ chấm dứt.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động, theo đó:

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  • Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

  • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản?

Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản

>> Có thể bạn quan tâm: Phá sản và giải thể doanh nghiệp có gì khác nhau 

Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản?

Tại Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định thứ tự phân chia tài sản, cụ thể như sau:

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

  • Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
  • Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Như vậy, tài sản của doanh nghiệp sẽ được lập danh sách kiểm kê và phân chia theo thứ tự quy định nêu trên. Có thể thấy các khoản tiền phải trả cho người lao động được pháp luật ưu tiên đầu tiên (chỉ sau chi phí phá sản) để bảo đảm quyền lợi của những người lao động rơi vào tình cảnh khó khăn khi doanh nghiệp bị phá sản. 

Liên hệ dịch vụ tư vấn Lao động

Trên đây là nội dung về Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp phá sản. Mọi nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ pháp lý về Tư vấn lao động vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *