Thông báo và đăng ký website với Bộ Công thương theo quy định pháp luật

Hiện nay, thời đại công nghệ ngày càng tân tiến, việc mua sắm online hay qua các sàn thương mại điện tử ngày càng phổ biến hơn. Người kinh doanh, mua bán cũng bắt đầu tự tạo cho doanh nghiệp, cá nhân mình những trang web để kinh doanh hàng hoá qua đó. Và khi tạo lập một kênh bán hàng online như vậy thì cá nhân, doanh nghiệp cần làm gì để hợp pháp hóa chúng? Vậy với bài viết chia sẻ của Công ty Luật Kiến Việt dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến thông báo và đăng ký website với Bộ Công thương theo quy định pháp luật cho bạn đọc hiểu rõ.

Thông báo và đăng ký website với Bộ Công thương theo quy định pháp luật

Thông báo và đăng ký website với Bộ Công thương theo quy định pháp luật

Tại sao cần thông báo và đăng ký website với Bộ Công thương?

Hiện nay, để đảm bảo rằng việc kinh doanh trực tuyến được diễn ra công khai, minh bạch, hợp pháp thì tất cả các trang web hoạt động ở lĩnh vực thương mại điện tử đều cần tiến hành thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương. Điều này được quy định tại các điều trong Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) kèm theo Thông tư 47/2014/TT-BCT, (đã được sửa đổi bởi Thông tư 01/2022/TT-BCT).

Theo đó, Điều 5 Thông tư quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương, thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải đăng ký với Bộ Công Thương, và nếu sở hữu website thương mại điện tử có cả chức năng bán hàng và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chỉ thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương. 

Khi đó, nếu khách hàng vào website của bạn và nhìn thấy logo đã thông báo (màu xanh), hoặc đã đăng ký (màu đỏ) của Bộ thì họ sẽ biết được rằng doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục pháp lý để hợp pháp hoá trang web này, từ đó nâng cao độ uy tín cũng như cảm thấy yên tâm hơn khi mua sắm hàng hoá, dịch vụ mà bạn cung cấp.

Thêm vào đó, các sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp sau khi được xác minh xuất xứ cũng như các giấy tờ liên quan sẽ có đủ điều kiện để được phân phối và tiến hành quảng bá. 

Website nào cần thông báo/đăng ký với Bộ Công thương?

Hiện tại, chúng ta cần cập nhật lại quy định mới nhất của Bộ Công thương về việc thông báo, đăng ký website với Bộ. Trước đó, chúng ta cần tìm hiểu một vài khái niệm liên quan như sau:

  • Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng (khoản 8 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, đã được sửa đổi bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP)
  • Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó (không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến) (khoản 9 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, đã được sửa đổi bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP).

“Điều 25. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

1. Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

2. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;

b) Website đấu giá trực tuyến;

c) Website khuyến mại trực tuyến;

d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

3. Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định này.”

Theo khoản 1 Điều 27 và khoản 1 Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP) quy định thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thì phải thông báo, còn thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thì phải đăng ký với Bộ Công thương.

>> Xem thêm: Tổng hợp văn bản pháp luật lĩnh vực thương mại điện tử

Xử phạt thế nào khi không thông báo/đăng ký website?

Đối với những trường hợp không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

Đối với những trường hợp không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

Thủ tục thông báo/đăng ký website với Bộ Công thương

Thông báo và đăng ký website với Bộ Công thương theo quy định pháp luật

Thủ tục thông báo/đăng ký website với Bộ Công thương

Thủ tục thông báo website với Bộ Công thương

Theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP), thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành thông báo trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi chính thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến người dùng. Theo đó, người đăng ký tiến hành truy cập vào website online.gov.vn và thực hiện thông báo theo hướng dẫn tại trang web.

Thông tin phải thông báo bao gồm:

  • Tên miền của website thương mại điện tử;
  • Loại hàng hoá, dịch vụ giới thiệu trên website;
  • Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
  • Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
  • Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
  • Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
  • Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.

Thủ tục đăng ký website với Bộ Công thương

Theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Nghị định số 85/2021/NĐ-CP), thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng. Tương tự, truy cập vào website online.gov.vn để thực hiện thủ tục đăng ký theo hướng dẫn.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  • Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài);
  • Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định này bao gồm: Mô hình tổ chức hoạt động gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, xúc tiến, tiếp thị dịch vụ trong và ngoài môi trường trực tuyến, hoạt động logistics đối với hàng hóa; Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
  • Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định mà luật định;
  • Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung (nếu có);
  • Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.

Dịch vụ luật sư tư vấn về thông báo và đăng ký website 

Như vậy, tổ chức, cá nhân cần nắm rõ các quy định về thông báo, đăng ký website khi thiết lập các trang web cung cấp, mua bán hàng hoá, dịch vụ để việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi và đúng quy định pháp luật. Và trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Kiến Việt về thông báo và đăng ký website với Bộ Công thương. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây.

>> Xem thêm: Thủ tục thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.9 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 651 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *