Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 và được giải thích tại công văn số 560/LĐTBXH-BHXH ngày 6/2/2018 của Bộ LĐTBXH gửi ngân hàng Muzuho.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản nào?
Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
– Mức lương: Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động.
– Phụ cấp lương: là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
– Các khoản bổ sung khác: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
>> Xem thêm: Làm việc trong công ty bao lâu thì được đóng bảo hiểm xã hội?
Những khoản tiền trả cho người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.
– Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm) không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội..
Lưu ý đối với tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
– Trong hợp đồng lao động, các khoản chế độ và phúc lợi ở mục 2 cần được ghi thành một điều khoản khác với điều khoản lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác ở mục 1
– Do đó nếu Muốn giảm mức đóng BHXH bắt buộc thì có thể tăng các khoản chế độ và phúc lợi ở mục 2 và giảm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ở mục 1 xuống (nhưng vẫn phải trên mức lương tối thiểu theo quy định), và ngược lại.
>> Có thể bạn quan tâm: Mức lương đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài năm 2023
Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
Dịch vụ luật sư về lao động, bảo hiểm xã hội
Trên đây là nội dung bài giới thiệu về Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu dịch vụ về lao động, Qúy khách vui lòng liên hệ Luật Kiến Việt để được cung cấp.