Trẻ em được đứng tên nhà đất hay không?

Quyền sở hữu nhà đất và đứng tên Giấy chứng nhận nhà đất của trẻ em

Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi gia đình có người để lại tài sản cho con cháu của mình qua việc thừa kế di chúc, tặng cho tài sản… Những tài sản đó đều là tài sản riêng của con, trong trường hợp tài sản là bất động sản mà người nhận được bất động sản đó là trẻ em thì có được đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận nhà đất) hay không thì pháp luật Việt Nam cũng có quy định về vấn đề này.

Theo quy định của Luật trẻ em năm 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi, có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

(Điều 1, Điều 20 Luật trẻ em năm 2016)

Bên cạnh đó, tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 cũng chỉ quy định người có quyền sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận nhà đất là cá nhân mà không quy định về độ tuổi của họ.

Đồng thời heo quy định tại Điều 16 Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự quy định “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. Một trong các quyền thể hiện năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là được quyền sở hữu, sử dụng tài sản, quyền tài sản. Do đó một người khi được sinh ra trở thành công dân là đã được quyền sở hữu tài sản.

Vì vậy, trẻ em cũng có quyền sở hữu, sử dụng nhà đất, do đó trẻ em cũng được cấp Giấy chứng nhận nhà đấttrẻ em được đứng tên trong Giấy chứng nhận nhà đất.

Trẻ em được đứng tên nhà đất hay không?

Trẻ em đứng tên và thực hiện giao dịch nhà đất thông qua người đại diện

Tuy nhiên, tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về việc tham gia giao dịch dân sự của người dưới thành niên như sau:

–  Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, mặc dù trẻ em được quyền sở hữu nhà đất và được đứng tên trên Giấy chứng nhận nhà đất nhưng phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật đối với giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất đó. Đồng thời trong Giấy chứng nhận nhà đất sẽ ghi tên của người đại diện theo pháp luật hoặc người người giám hộ của trẻ em đó.

Người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của trẻ em trên Giấy chứng nhận nhà đất

Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên.

Trường những trường hợp sau thì người chưa thành niên cần người giám hộ:

  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; hoặc
  • Có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.

Trong những trường hợp nêu trên thì người giám hộ của trẻ em sẽ là một trong những người theo thứ tự sau:

  1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ;
  2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;
  3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Khi đó cha, mẹ hoặc một trong những người giám hộ nêu trên sẽ là người đại diện cho người chưa thành niên trong các giao dịch nhà đất và người đại diện cũng sẽ được ghi nhận trong Giấy chứng nhận nhà đất.

Trẻ em được đứng tên nhà đất hay không?

Trẻ em đứng tên cùng với cha, mẹ hoặc người giám hộ (nếu không còn cha mẹ) trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

>> Xem thêm Những chủ thể được đứng tên trong Giấy chứng nhận nhà đất

Scores: 4.8 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *