Cách định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về các loại tài sản có thể được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải loại tài sản nào cũng có thể được góp vốn trực tiếp mà một số loại tài sản cần thông qua thủ tục định giá tài sản trước khi góp vốn thành lập doanh nghiệp. Việc định giá tài sản góp vốn được quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020, đối với tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá thực hiện và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Cụ thể trong 2 giai đoạn:

Cách định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp

Khi thành lập doanh nghiệp

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được định giá dưới một trong hai hình thức

  • Trước tiên các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận
  • Nếu các cổ đông/thành viên không thỏa thuận được: Do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp này thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Sau khi thành lập doanh nghiệp

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động cũng được định giá bằng một trong hai hình thức:

  • Do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá
  • Do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp này, giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Việc định giá đối với mỗi loại tài sản mang tính đặc thù riêng, đặc biệt là đối với các loại tài sản vô hình thì việc định giá rất phức tạp và còn chưa có nhiều quy định hướng dẫn. Cụ thể theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 quy định về Thẩm định giá tài sản vô hình được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy định như sau:

Các loại tài sản vô hình

  • Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…;
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu…;
  • Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm 3.1 của Tiêu chuẩn này.

Các thông tin cần thu thập để định giá tài sản vô hình:

  • Mục đích thẩm định giá;
  • Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Tình trạng pháp lý của việc sở hữu tài sản vô hình (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp);
  • Thời điểm thẩm định giá;
  • Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. ) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước;
  • Các thông tin nêu tại điểm 3.1 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13.
  • Các thông tin liên quan khác về tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Một số phương pháp thẩm định giá

  • Phương pháp chi phí thay thế
  • Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình
  • Phương pháp lợi nhuận vượt trội
  • Phương pháp thu nhập tăng thêm

 

Scores: 4 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 634 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *