Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có phải công chứng không

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có phải công chứng không là vấn đề được đặt ra khi bên mua và bên bán thực hiện giao dịch mua bán nhà đất. Mua bán nhà đất là hoạt động thường xuyên trong đầu tư nhà đất, để làm cơ sở và thể hiện ý chí mua bán/chuyển nhượng nhà đất ban đầu, các bên sẽ tiến hành đặt cọc trước khi thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mua bán. Đặt cọc sẽ được thể hiện bằng hợp đồng. Bài viết này sẽ phân tích quy định pháp luật về công chứng hợp đồng đặt cọc nhà đất để các bên đưa ra quyết định cụ thể.

đặt cọc nhà đất có phải công chứng không

Công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc

Đặt cọc là hoạt động xuất hiện khá nhiều trong đời sống xã hội, chính vì tầm ảnh hưởng của nó, pháp luật đã có những quy định điều chỉnh quan hệ này, đặt biệt là hoạt động đặt cọc trong việc mua bán nhà đất, vì tài sản nhà và đất là những tài sản có giá trị cao, kéo theo đó là số tiền đặt cọc lớn. Một số quy định về hoạt động đặt cọc và mua bán nhà đất này tập trung chủ yếu ở các Bộ luật, luật sau đây:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật Đất đai năm 2013
  • Luật Nhà ở năm 2014

Đặt cọc mua bán nhà đất được lập bằng hình thức gì?

Theo Điều 117 BLDS, hình thức của hợp đồng phải được thể hiện qua các hình thức sau:

  • Thứ nhất, hợp đồng đặt cọc qua lời nói: Các bên sẽ thống nhất những thỏa thuận liên quan đến đặt cọc thông qua lời nói, từ đó phát sinh quyền, nghĩa vụ trong quan hệ đặt cọc để mua bán nhà đất.
  • Thứ hai, hợp đồng đặt cọc qua hành vi cụ thể: Hình thức này thường xuất hiện ở những quan hệ dân sự đã xảy ra nhiều lần với tính chất tương tự tạo cho các bên một thói quen nhất định. Việc xác lập quan hệ hợp đồng đặt cọc cũng vậy, nó phải được thiết lập từ trước, và các bên khi đặt cọc đã biết được hành vi có ý nghĩa, mục đích nhất định gì. Việc chuyển tiền cọc chính là hành vi thể hiện giao dịch đặt cọc.
  • Thứ ba, hợp đồng đặt cọc bằng văn bản. Các bên thỏa thuận, thương lượng và ghi nhận chúng vào văn bản thể hiện qua các điều khoản, sau đó sẽ ký tên vào hợp đồng. Đối với hình thức này sẽ bao gồm cả những thông điệp dữ liệu, fax, telex,…

Có thể thấy pháp luật không bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải thể hiện ở một hình thức duy nhất hay giới hạn hình thức của hợp đồng. Nói cách khác, các bên có thể tự do lựa chọn giữa các hình thức trên để thiết lập hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc thể hiện dưới dạng văn bản lại được nhiều người sử dụng, bởi lẻ ở hình thức này hợp đồng được lưu trữ lâu dài và được văn bản hóa các nội dung các bên thỏa thuận, bên cạnh đó khả năng ràng buộc chặt chẻ giữa các bên trong quan hệ hơn.

Có phải công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất hay không?

Có nên công chứng hợp đồng đặt cọc không

Có nên công chứng hợp đồng đặt cọc mua đất không

Công chứng hợp đồng là một trong những hoạt động quy định tại Luật Công chứng 2014. Theo khoản 2 Điều 119 BLDS quy định, trong trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Từ quy định này có thể xác định: Không phải hợp đồng nào cũng phải công chứng, chứng thực. Tùy vào từng trường hợp, nếu pháp luật có quy định cụ thể thì hợp đồng phải công chứng.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 luật đất đai 2013, Điều 122 luật nhà ở 2014 thì các hợp đồng sau phải công chứng, chứng thực

  • Các hợp đồng giao dịch về nhà ở: Hợp đồng mua bán nhà ở, Hợp đồng thế chấp nhà ở, Hợp đồng đổi nhà ở, Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở, Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại, Hợp đồng cho tặng nhà ở
  • Các hợp đồng giao dịch quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Ngoài ra đối với hợp đồng ủy quyền về nhà đất, mặc dù không có quy định rõ ràng bắt buộc nhưng trên thực tế các cơ quan có thẩm quyền đều yêu cầu các hợp đồng ủy quyền về nhà đất phải công chứng, chứng thực thì mới được tiến hành thủ tục theo quy định.

Có thể thấy, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không phải là hợp đồng bắt buộc phải được công chứng. Cho nên chúng sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký hợp đồng, tuy nhiên để đảm bảo chủ đất sẽ không tự ý bán nhà đất và khi có tranh chấp hai bên phải giải quyết xong hợp đồng đặt cọc đã ký, thì cá nhân, tổ chức vẫn lựa chọn công chứng hợp đồng. Vì khi công chứng hợp đồng đặt cọc nhà đất, thông tin giao dịch thửa đất sẽ được thể hiện trên hệ thống công chứng, do đó nếu chủ nhà đất tự bán cho người khác khi chưa hủy hợp đồng đặt cọc thì thường các công chứng sẽ không dám công chứng.

Dịch vụ tư vấn liên quan hợp đồng đặt cọc nhà đất

Trên đây là nội dung giới thiệu về vấn đề đặt cọc mua bán nhà đất. Nếu bạn có nhu cầu công chứng hợp đồng đặt cọc hay sử dụng các dịch vụ pháp lý liên quan, luật sư có thể hỗ trợ bạn:

  • Luật sư giải thích giúp bạn từng điều khoản trong hợp đồng đặt cọc, giúp bạn hiểu được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình;
  • Soạn thảo hợp đồng đặt cọc theo đúng mong muốn và mục đích giao dịch của các bên;
  • Thực hiện trọn gói giao dịch, trả kết quả là hợp đồng đặt cọc có công chứng;
  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc nhà đất.

Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý bổ ích khi thực hiện đặt cọc mua bán nhà đất. Nếu bạn có mong muốn soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua bán đất đúng chuẩn hoặc muốn được tư vấn về công chứng hợp đồng, giao dịch nhà đất, hãy liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ tốt nhất.

Scores: 4.1 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 531 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *