Tự ý làm sổ đỏ trên phần đất của người khác giải quyết như thế nào?

Tự ý làm sổ đỏ trên phần đất của người khác là hành vi xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp và chính đáng của chủ sở hữu đất. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi chủ sở hữu đất phải hiểu thật rõ quy định pháp luật về phương thức, hồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về cách thức xử lý khi phát hiện đất của mình bị người khác làm sổ đỏ.

Tự ý làm sổ đỏ trên đất người khác

Tự ý làm sổ đỏ trên đất người khác

Vì sao một người có sổ đỏ trên đất người khác?

Sổ đỏ là từ được dùng để gọi cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người có quyền năng rất lớn đối với phần đất đó.

Trường hợp đất của mình nhưng bị người khác làm sổ đỏ xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân chủ yếu như:

  • Do lỗi của cán bộ địa chính trong quá trình đo đạc, lập bản đồ và cấp sổ đỏ
  • Do người sử dụng đất khai báo thông tin không chính xác
  • Thực hiện giao dịch chuyển nhượng có sự lừa dối giữa các bên

Tuy nhiên với nguyên nhân nào thì việc một người tự ý có sổ đỏ trên phần đất của người khác đều là vi phạm pháp luật.

Làm gì khi phát hiện đất của mình bị người khác làm sổ đỏ?

Tùy vào thái độ thiện chí và hợp tác của người đang đứng tên trên phần diện tích đất đó, chủ sở hữu phần đất hợp pháp có thể lựa chọn nhiều cách thức giải quyết khác nhau.

Thỏa thuận

  • Thỏa thuận là phương thức tiết kiệm thời gian và chi phí nhất. Tuy nhiên mức độ thành công của phương thức này phụ thuộc vào sự thiện chí và hợp tác của người đang đứng tên trên phần đất.
  • Theo đó, chủ sở hữu đất cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với phần đất đó. Bên đang đứng tên trên phần đất đó chấp nhận thương lượng, thỏa thuận để chuyển nhượng lại phần đất đang bị lấn chiếm cho bên sở hữu hợp pháp. Việc chuyển giao này được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng.
  • Trường hợp do lỗi của cán bộ địa chính nhầm lẫn thông tin trong quá trình cấp sổ đỏ, hai bên có thể thỏa thuận, cung cấp những tài liệu, chứng cứ chứng minh để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đính chính hoặc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Hòa giải

Về bản chất, phương thức này cũng tương tự như thỏa thuận. Tuy nhiên,  hòa giải sẽ có sự tham gia của một bên thứ ba. Bên thứ ba thường là bên có am hiểu về quy định pháp luật hoặc hòa giải viên. Điều này sẽ giúp cho quá trình thương lượng diễn ra thuận lợi, có độ tin cậy cao hơn. Người hòa giải sẽ nêu ra các quy định pháp luật, phân tích tình huống và định hướng các cách giải quyết cho các bên.

Ngoài ra, theo Điều 202 Luật Đất đai, các bên có thể thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

  • Trường hợp đã thực hiện các phương thức thỏa thuận, hòa giải nhưng không thành thì chủ sở hữu hợp pháp nên khởi kiện tại Tòa án nhân dân để bảo vệ quyền và lợi ích của mình đối với phần đất đó.
  • Chủ sở hữu đất hợp pháp khi khởi kiện tại tòa án cần cung cấp các giấy tờ, tài liệu và minh chứng nhằm bảo vệ lợi ích của mình.

Thủ tục đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đính chính

Theo khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

  • Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
  • Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

Theo Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục đính chính như sau:

  • Người sử dụng đất nộp sổ đỏ đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính.
  • Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Tham khảo thêm về: Thủ tục đính chính thông tin trên sổ đỏ đất đai

Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai, Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp khi:

Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất (cấp sổ đỏ cho người khác), không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Theo Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp như sau:

  • Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Khởi kiện đòi phần đất của mình bị người khác làm sổ đỏ

Khởi kiện đòi lại phần đất của mình

Khởi kiện đòi lại phần đất của mình

Chủ sở hữu đất hợp pháp phải xác định đúng Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp đơn khởi kiện. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định như sau:

  • Thẩm quyền theo vụ việc

Theo khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về đất đai thuộc Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

=> Đây là loại tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án.

  • Thẩm quyền theo cấp

Sơ thẩm: Tòa án nhân dân cấp huyện (điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS)

Phúc thẩm: Tòa án nhân dân cấp tỉnh (điểm b khoản 1 Điều 38 BLTTDS)

  • Thẩm quyền theo lãnh thổ: Vì đối tượng tranh chấp là bất động sản nên Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. (điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS)

Vậy Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.

Ngoài ra, chủ sở hữu đất hợp pháp nên thu thập các tài liệu nguồn gốc đất đai, hồ sơ cấp sổ đỏ của bên kia, văn bản ghi nhận lời khai của người làm chứng, xác nhận của cán bộ địa phương để có đủ căn cứ khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với phần diện tích đất đó.

Tham khảo thêm về: Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ giải quyết như thế nào?

Tự ý làm sổ đỏ trên đất người khác có bị phạt không?

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, việc tự ý làm sổ đỏ trên đất người khác có thể chịu phạt ở những mức độ khác nhau và có khả năng chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bên cạnh đó, sổ đỏ đã được cấp sai sẽ bị thu hồi và buộc phải trả lại phần đất cho chủ sở hữu hợp pháp.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đòi phần đất của mình bị người khác làm sổ đỏ

Có thể thấy sổ đỏ là văn bản xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với diện tích đất đã được ghi nhận. Người đứng tên trên sổ đỏ là người có quyền sở hữu đối với phần đất đó. Vì vậy, trong mọi hoạt động liên quan đến đất đai có sử dụng sổ đỏ hoặc làm thủ tục liên quan đến sổ đỏ, chủ sở hữu cần cẩn thận và xem xét kỹ lưỡng thông tin để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp, chủ sở hữu cần tiến hành các thủ tục để ngăn chặn ngay các hành vi vi phạm.

Tự hào là đơn vị pháp lý hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực đất đai, Công ty Luật Kiến Việt sẵn sàng hỗ trợ quý khách:

  • Tư vấn quy định pháp luật về đất đai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Tư vấn, đánh giá, đề xuất các giải pháp, phương thức giải quyết khi đất của mình bị người khác làm sổ đỏ
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước (nếu có)
  • Tham gia thương lượng hòa giải để gia tăng mức độ thành công

Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Để nhận được sự tư vấn tốt nhất về thủ tục đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ, thủ tục, phương thức giải quyết khi đất bị người khác tự ý làm sổ đỏ, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại, Zalo 0386579303 để được luật sư chuyên tư vấn luật đất đai Luật Kiến Việt hỗ trợ.

Scores: 4.9 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 489 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *