Dịch vụ tư vấn điều kiện, thủ tục thành lập công ty xây dựng

Thành lập công ty xây dựng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên việc thực hiện các thủ tục pháp lý cũng như lựa chọn ngành nghề để thành lập một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là điều không hề đơn giản. Để tìm hiểu thêm những nội dung liên quan đến điều kiện, thủ tục thành lập công ty xây dựng, mời các bạn tham khảo qua bài viết sau đây.

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Nội dung hoạt động của công ty xây dựng

Công ty xây dựng có thể hiểu là một đơn vị hay tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực về ngành xây dựng. Doanh nghiệp này có thể ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tư để tiến hành nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng cho một công trình.

Căn cứ Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì hoạt động xây dựng gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Vì thế, hoạt động chính của công ty xây dựng là thực hiện các hoạt động xây dựng được liệt kê như trên.

Điều kiện thành lập công ty xây dựng

Điều kiện thành lập công ty xây dựng

Điều kiện thành lập công ty xây dựng

Thứ nhất, điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Thứ hai, điều kiện về ngành nghề kinh doanh. Nếu doanh nghiệp chọn đăng ký trong nhóm ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp thông thường, không có các yêu cầu cụ thể về vốn, trình độ, hoặc kinh nghiệm. Tuy nhiên, theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư và Thông tư 01/2019/TT-BXD, nếu doanh nghiệp quyết định hoạt động trong các lĩnh vực sau đây, họ phải có chứng chỉ năng lực liên quan đến xây dựng:

  • Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
  • Kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng
  • Kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
  • Kinh doanh dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
  • Kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình
  • Kinh doanh dịch vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm định xây dựng
  • Kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
  • Kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng
  • Kinh doanh dịch vụ kiến trúc

Vì vậy, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn ngành hoặc nghề phù hợp nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả.

Thủ tục đăng ký thành lập công ty xây dựng

Thủ tục đăng ký thành lập công ty xây dựng sẽ theo trình tự các bước sau đây:

  1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty xây dựng. Hồ sơ thành lập công ty xây dựng bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xây dựng; Điều lệ công ty; Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, Bản sao các giấy tờ: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
  2. Bước 2: Nộp hồ sơ. Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ thực hiện giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập công ty xây dựng. Thời hạn giải quyết sẽ trong vòng 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Bước 3: Hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty xây dựng bao gồm:
  • Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
  • Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng
  • Mua chữ ký số để đóng thuế online
  • Treo bảng hiệu công ty
  • Thông báo phát hành hoá đơn, in hoá đơn hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử

Kinh nghiệm khi thành lập công ty xây dựng

  1. Thứ nhất, về mức vốn điều lệ thành lập công ty xây dựng. Nếu đăng ký thành lập doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty xây dựng. Còn nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó.
  2. Thứ hai, về kinh nghiệm về cách đặt tên công ty xây dựng phù hợp theo quy định pháp luật. Căn cứ Điều 38, Khoản 1, 2 và  Điều 4, Luật Doanh nghiệp, khi đặt tên công ty thì phải lựa chọn tên công ty không được vi phạm các điều cấm.
  3. Thứ ba, kinh nghiệm về lựa chọn người đại diện pháp luật cho công ty xây dựng mới thành lập. Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Cho nên bạn cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng về kỹ năng kinh nghiệm. Tuy nhiên sau khi thành lập công ty các bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật.
  4. Thứ tư, Kinh nghiệm về lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020 quy định và phân chia ra 05 loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, Công ty xây dựng TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty Hợp Danh.

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân là chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp nên có tính tập trung, linh hoạt cao nhưng lại khó khăn trong việc huy động vốn bên ngoài vì không có quyền phát hành cổ phiếu hay trái phiếu và phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với công ty TNHH, ưu điểm là dễ dàng huy động vốn và được đánh giá cao về độ uy tín và chuyên nghiệp hơn so với doanh nghiệp tư nhân.

Công ty cổ phần có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như chào bán cổ phiếu ra công chúng, bán cổ phần cho nhà đầu tư,… và được điều hành bởi hội đồng quản trị có tính chuyên nghiệp cao tuy nhiên lại có thủ tục thành lập phức tạp và chi phí quản lý cao.

Vì thế, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh mà các nhà đầu tư thành lập công ty xây dựng có thể lựa chọn loại hình phù hợp

Luật sư tư vấn thành lập công ty xây dựng

Luật sư tư vấn thành lập công ty xây dựng

Luật sư tư vấn thành lập công ty xây dựng

 Nếu sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty xây dựng, Công ty Luật Kiến Việt sẽ hướng dẫn khách hàng những nội dung như sau:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến xây dựng và thành lập công ty xây dựng.
  • Tư vấn về các nội dung liên quan đến ngành nghề có điều kiện trong lĩnh vực xây dựng.
  • Tư vấn soạn hồ sơ, điều chỉnh hồ sơ, các giấy tờ, tài liệu của khách hàng cho phù hợp với quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ soạn thảo các văn bản, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và đại diện cho khách hàng để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập công ty xây dựng.
  • Dự liệu các rủi ro pháp lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.

Bài viết trên của Công ty Luật Kiến Việt đã thông tin đến quý khách hàng các quy định pháp luật liên quan đến nội dung, điều kiện cũng như thủ tục thành lập công ty xây dựng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về hồ sơ, quy trình thành lập công ty xây dựng hay mong muốn hỗ trợ tư vấn thành lập công ty xây dựng, xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn doanh nghiệp Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được cung cấp những giải pháp tốt nhất.

Scores: 4.4 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 626 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *