Điều kiện, thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage là một quyết định kinh doanh tiềm năng, nhưng để thành công, bạn cần nắm vững các yếu tố then chốt trong quá trình đăng ký thành lập. Để giúp bạn chuẩn bị tốt nhất, bài viết này sẽ tư vấn chi tiết về các chi phí, giấy tờ, điều kiện và thủ tục pháp lý để mở cơ sở kinh doanh lĩnh vực này.

Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ massage tại Việt Nam được quy định như sau:

Massage là hay còn gọi là xoa bóp hay tẩm quất là phương thức dùng tay, chân hoặc thiết bị cơ khí để làm căng, làm dịch chuyển hoặc làm rung động các cơ và xương của con người.

Kinh doanh dịch vụ massage thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020. Cụ thể, căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định kinh doanh dịch vụ massage là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Cơ sở kinh doanh xoa bóp massage chỉ được phép hoạt động khi đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ massage có thể tham khảo thêm các quy định của địa phương nơi mình hoạt động.

Điều kiện thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Ngoài quy định tại Điều 25 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở massage phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này như sau:

  • Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách.
  • Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.

Khi muốn mở dịch vụ, trước hết chủ thể kinh doanh cần có định hướng lựa chọn một trong hai phương thức đăng ký kinh doanh sau: hộ gia đình hoặc thành lập công ty và có đăng ký ngành nghề như sau:

  • Nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp không bao gồm hoạt động massage thì chủ thể tiến hành đăng ký kinh doanh bình thường và được hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp có bao gồm hoạt động massage thì chủ thể kinh doanh tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh và phải đáp ứng các điều kiện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại Điều 7 nghị định số 96/2016/NĐ-CP

Sau khi đảm bảo các điều kiện để thành lập một công ty kinh doanh dịch vụ massage, xoa bóp thì bạn có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và xin thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Hồ sơ thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Hồ sơ thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Hồ sơ cần chuẩn bị

  1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh,…;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản khai lý lịch (có dán 01 ảnh 4x6mm) của người đứng đầu cơ sở (có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp).
  1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh xoa bóp massage

Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh, hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh.

Đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập công ty (đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh);
  • Giấy tờ pháp lý của các thành viên;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
  • Văn bản chứng minh đủ điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xoa bóp massage.

Thủ tục cần thực hiện

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

  1. Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 01 hồ sơ gồm những giấy tờ mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, sau đó nộp đến Công an huyện căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP).
  2. Bước 2: Xử lý hồ sơ:
  • Trong thời gian từ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm cấp giấy phép an ninh trật tự theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.
  • Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải có văn bản trả lời cơ sở kinh doanh và nêu rõ lý do theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.
  1. Bước 3: Nhận nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự tại Công an huyện.

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ massage

  1. Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những loại giấy tờ đã nêu ở trên, sau đó nộp đến Sở kế hoạch đầu tư.
  2. Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
  • Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  1. Bước 3: Trả kết quả, Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ massage.

Chi phí thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Mở cơ sở kinh doanh dịch vụ massage là một ý tưởng tiềm năng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo thành công, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính. Dưới đây là một số khoản chi phí quan trọng cần lưu ý khi mở cơ sở kinh doanh dịch vụ massage:

  • Tiền thuê mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng tốt phải hội tụ đủ các yếu tố phù hợp với mô hình kinh doanh, giá cả phải chăng và thuận tiện để kinh doanh. Nên thuê mặt bằng có mặt tiền rộng, thoáng, có thể nằm trong hẻm nhưng địa chỉ phải dễ tìm và xe hơi, xe tải có thể vào được.

  • Máy móc trang thiết bị

Tùy vào loại hình kinh doanh cơ sở dịch vụ massage bạn chọn mà các loại máy móc trang thiết bị cần thiết khi kinh doanh kinh doanh cơ sở dịch vụ massage cũng khác. Chi phí cho thiết bị khi kinh doanh các loại hình kinh doanh cơ sở dịch vụ massage như sau:

  • Trang trí, thiết kế nội thất kinh doanh cơ sở dịch vụ massage

Sau khi đầu tư đầy đủ các thiết bị, nội thất cũng như vật dụng cần thiết cho kinh doanh cơ sở dịch vụ massage, việc tiếp theo bạn cần quan tâm đó là xây dựng và thiết kế cho kinh doanh cơ sở dịch vụ massage. Tuy diện tích nhỏ cộng với nguồn vốn không quá lớn nhưng bạn vẫn có thể tạo không gian kinh doanh cơ sở dịch vụ massage đẹp nếu biết cách.

  • Thuê nhân viên

Chi phí thuê và đào tạo nhân viên cũng chiếm một khoảng không nhỏ trong số vốn cần bỏ ra khi kinh doanh kinh doanh cơ sở dịch vụ massage. Ngoài chi phí cần quan tâm đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên và kiến thức sử dụng máy móc thiết bị để nhân viên phục vụ khách tốt hơn giúp giữ chân khách đến kinh doanh cơ sở dịch vụ massage của bạn.

  • Chi phí quảng cáo, marketing kinh doanh cơ sở dịch vụ massage

Đối với kinh doanh cơ sở dịch vụ massage nhỏ nguồn vốn ít, bạn không nên đầu tư quá nhiều vào khoảng quảng cáo và marketing cho kinh doanh cơ sở dịch vụ massage. Nên triển khai một số hoạt động quảng cáo đúng lúc và đúng chỗ.

  • Vốn đầu tư mỹ phẩm cho kinh doanh cơ sở dịch vụ massage

Cần liệt kê những loại dược liệu và mỹ phẩm cần thiết cho các liệu trình dịch vụ kinh doanh cơ sở dịch vụ massage của bạn. Không nên đầu tư quá nhiều loại và những mỹ phẩm cao cấp sẽ không cần thiết với mô hình kinh doanh cơ sở dịch vụ massage nhỏ.

  • Ngoài các khoản chi phí nêu trên thì còn có nhiều loại chi phí khác như tiền thuế, lệ phí.

Chi phí thực tế có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để có thêm thông tin hữu ích.

Dịch vụ tư vấn thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Tư vấn thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Tư vấn thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage

Nếu bạn đang gặp khó khăn với các thủ tục pháp lý khi muốn mở cơ sở kinh doanh dịch vụ massage. Dịch vụ luật sư tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn từ việc lập kế hoạch kinh doanh, xin giấy phép hoạt động, đến việc tuân thủ các quy định pháp lý cần thiết:

  • Luật sư sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage
  • Luật sư sẽ hỗ trợ bạn chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cho một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí khi thành lập cơ sở kinh doanh về dịch vụ massage
  • Đại diện cho bạn trong các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước khi có yêu cầu bổ sung
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến thuế, phí, lệ phí khi kinh doanh về dịch vụ massage

Đừng để các vấn đề pháp lý cản trở bạn thực hiện ước mơ kinh doanh dịch vụ massage. Với sự hỗ trợ từ đội ngũ Luật sư doanh nghiệp của chúng tôi, bạn sẽ nhanh chóng nắm được các điều kiện, thủ tục, chi phí và dễ dàng vượt qua mọi rào cản pháp lý để thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ massage. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.

Scores: 4.48 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 623 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *