Để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của người vay cũng như tạo điều kiện để bên vay thực hiện nghĩa vụ của mình thì thế chấp tài sản đã trở thành một hình thức bảo đảm ngày càng phổ biến. Vậy hồ sơ và thủ tục đăng ký thế chấp tài sản liệu có đơn giản? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giúp bạn tìm hiểu về các giấy tờ cần có khi thực hiện quy trình đăng ký thế chấp tài sản và các bước thực hiện thủ tục này.
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp tài sản
Đăng ký thế chấp tài sản hiểu như thế nào?
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Đăng ký thế chấp tài sản là việc đăng ký biện pháp bảo đảm cụ thể, nhằm xác nhận tình trạng tài sản và phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
Các trường hợp cần phải đăng ký thế chấp tài sản
Cụ thể theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm như sau.
Điều 4. Các trường hợp đăng ký:
- Các trường hợp đăng ký bao gồm:
- a) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
- b) Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
- c) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
- d) Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Tóm lại, các trường hợp với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển sẽ là trường hợp bắt buộc. Ngoài ra, các trường hợp khác hoặc tài sản hình thành trong tương lai sẽ là trường hợp đăng ký thế chấp theo nhu cầu.
Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản
Căn cứ vào khoản 1 Điều 46 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 46. Hồ sơ đăng ký đối với động sản, cây hằng năm, công trình tạm
- Hồ sơ đăng ký bao gồm Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01d tại Phụ lục (01 bản chính) và nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây:
- a) Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) trong trường hợp Phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên bảo đảm hoặc của bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 8 và điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
- b) Hợp đồng bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung có thỏa thuận về việc chứng khoán tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho cùng bên hoặc các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp trở thành chứng khoán không đăng ký tập trung (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) và văn bản xác nhận việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp (01 bản chính) trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Trường hợp này, cơ quan đăng ký không yêu cầu các bên xác lập lại hợp đồng bảo đảm.
Theo như quy định trên, khi đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm
- 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực của hợp đồng bảo đảm nếu phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên bảo đảm hoặc của bên nhận bảo đảm
- Hợp đồng bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung có thỏa thuận về việc chứng khoán tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho cùng bên hoặc các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp trở thành chứng khoán không đăng ký tập trung.
- Văn bản xác nhận việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung.
Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản
Hướng dẫn các thủ tục, trình tự đăng ký thế chấp tài sản đối với tài sản gắn liền với đất
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm đưa ra những cách thức nộp hồ sơ đăng ký.
- Hồ sơ đăng ký được nộp theo một trong các cách thức sau đây:
- a) Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
- b) Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
- c) Qua thư điện tử.
Lưu ý, đối với cách thức nộp hồ sơ đăng ký quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này áp dụng với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển hoặc đối với tàu bay, tàu biển.
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được áp dụng đối với người đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến.
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
- Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp bằng bản giấy mà hợp lệ thì người tiếp nhận ghi vào Sổ tiếp nhận, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ quan đăng ký tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra hồ sơ thông qua giao diện trực tuyến. Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì phản hồi tự động xác nhận về việc tổ chức, cá nhân đã gửi thành công và thông báo về thời điểm tiếp nhận hồ sơ hoặc thực hiện việc phản hồi này, thông báo này theo cách thức khác quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Vì sao cần luật sư đăng ký thế chấp tài sản?
Việc có một người đủ chuyên môn để giúp bạn thực hiện các đăng ký liên quan đến thủ tục pháp lý. Vì vậy đối với hồ sơ, thủ tục thế chấp tài sản, luật sư sẽ có thể giúp bạn đăng ký với những ưu điểm và lợi ích sau:
- Đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của bạn trong các vụ tranh chấp pháp lý đối với đăng ký thế chấp tài sản.
- Giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp luật và các quy trình pháp lý
- Xử lý các thủ tục pháp lý phức tạp một cách chuyên nghiệp
- Giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, giảm thiểu rủi ro và trách nhiệm pháp lý trong các vụ tranh chấp thế chấp tài sản
- Cung cấp cho bạn sự đánh giá khách quan về tình huống liên quan.
Luật sư tư vấn về đăng ký thế chấp tài sản
Để có thể hoàn thiện đầy đủ cũng như có được tính pháp lý khi thực hiện hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản của mình, bạn có thể tham khảo những dịch vụ của chúng tôi. Tại đây, công ty luật Kiến Việt chúng tôi cung cấp những dịch vụ nhằm hỗ trợ bạn như:
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp tài sản
- Tư vấn, đề xuất phương hướng cho các vấn đề phát sinh tới thế chấp tài sản
- Thực hiện quá trình tranh tụng trong các vụ tranh chấp pháp lý liên quan đến thế chấp tài sản.
Luật sư tư vấn về đăng ký thế chấp tài sản
Bài viết trên đã hướng dẫn những thông tin cần thiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp tài sản. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc cần Luật sư tư vấn về thế chấp bất động sản giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để được tư vấn cụ thể hơn.
Tham khảo thêm một số dịch vụ liên quan đế thế chấp tài sản chúng tôi cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng thế chấp căn hộ chung
- Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
- Dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng thế chấp