Quy định về Việt Kiều mua nhà đất ở Việt Nam

Việt kiều là gì? Khi mua nhà đất tại Việt Nam thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào để được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Các thủ tục mua nhà đất của Việt Kiều theo quy định của pháp luật như thế nào? Sau đây, Luật Kiến Việt sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Quy định về Việt Kiều mua nhà đất ở Việt Nam

Quy định pháp luật về Việt Kiều mua nhà đất

Thế nào là Việt Kiều?

Thuật ngữ “Việt Kiều” được người dân sử dụng phổ biến hiện nay để chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tuy nhiên thuật ngữ này lại không được quy định trong các văn bản pháp luật.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Quốc Tịch năm 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được pháp luật quy định như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ bao gồm:

  • Công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài;
  • Người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài;

Người gốc Việt Nam cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài theo khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008, là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Việt Kiều có được mua nhà đất hay không?

Luật Đất đai năm 2013 tại khoản 1 Điều 186 có quy định rõ về quyền sở hữu nhà ở của Việt Kiều cụ thể như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Theo quy định trên, Việt Kiều khi muốn mua nhà đất ở Việt Nam thì phải thuộc đối tượng được quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

>> Xem thêm: Điều kiện đứng tên đất của người nước ngoài

Điều kiện để Việt Kiều mua nhà đất ở Việt Nam

Tại khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở và khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở của Việt kiều là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam, phải có các giấy tờ sau:

Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Kiều được nhận quyền sử dụng đất thông qua các hình thức tại điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất Đai 2013 như sau:

  • Mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
  • Hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Như vậy, Việt Kiều không được nhận chuyển nhượng, thuê mua, thừa kế hoặc tặng cho mỗi quyền sử dụng đất (tức là không được nhận quyền sử dụng riêng thửa đất ở) mà phải nhà ở gắn liền với thửa đất ở, trừ trường hợp thửa đất ở đó nằm trong các dự án phát triển nhà ở.

Thủ tục mua nhà đất đối với Việt Kiều

Quy định về Việt Kiều mua nhà đất ở Việt Nam

Thủ tục mua nhà đất đới với Việt Kiều

Bước 1: Phải có giấy tờ chứng minh Việt kiều mua nhà với tư cách là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và giấy tờ chưng minh điều kiện cư trú tại Việt Nam

Như đã trình bày ở phần trên, Việt Kiều cần phải có các giấy tờ sau:

Hộ chiếu Việt Nam, trường hợp mang quốc tịch Việt Nam, còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.

Hộ chiếu nước ngoài, thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam; giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam bao gồm:

  • Tờ khai theo mẫu quy định,
  • 2 ảnh 4×6 chụp chưa quá 6 tháng;
  • Bản sao Giấy tờ về nhân thân Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Bản sao Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956; giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.

Bước 2: Ký hợp đồng đặt cọc

Đây không phải là hợp đồng bắt buộc, tuy nhiên trên thực tế hay được các bên thực hiện trong giai đoạn ngắn để chuẩn bị giấy tờ. Trên thực tế, các bên mua bán sẽ tiến hành đặt cọc, đặt cọc được lập thành văn bản hoặc viết Giấy đặt cọc và có người làm chứng, trong trường hợp những hợp đồng có giá trị lớn thì thường các bên nên yêu cầu công chứng hoặc chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 3: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất làm thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất tại Văn phòng công chứng/Phòng công chứng hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất.

>>Xem thêm: Quy trình và thủ tục mua bán đất đai của cá nhân hiện nay

Công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, hai bên đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất để ký kết hợp đồng chuyển nhượng.

Khai, nộp hồ sơ thuế và hồ sơ đang ký sang tên

Người nộp hồ sơ nộp cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (Quận, Huyện, Thành phố hoặc thị xã) để cập nhật, sang tên cho bên mua đất.

Hồ sơ đăng bộ sang tên bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động mẫu số 09/ĐK (Thông tư 33/2017/TT/BTNMT);
  • Bản chính hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ;
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng địa phương.

Nộp thuế, lệ phí

Người nộp hồ sơ thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ như sau:

Mức thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất hiện nay là 2% trên giá chuyển nhượng.

Mức lệ phí trước bạ nhà đất hiện nay là 0.5% trên giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Nộp lại biên lai đã nộp thuế, phí và cập nhật sang tên

Sau khi đã đóng thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và lệ phí khác, người nộp hồ sơ nộp lại biên lai cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để cơ quan này thực hiện cập nhật tên người mua vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

>>Xem thêm: Mua bán đất – Những điều cần lưu ý để tránh rủi ro

Luật sư tư vấn Việt Kiều mua nhà đất

Đội ngũ Luật sư Luật Kiến Việt hỗ trợ Quý khác hàng tư vấn về Việt Kiều mua nhà đất ở Việt Nam, bao gồm:

  • Tư vấn về điều kiện để Việt Kiều được mua nhà đất theo quy định pháp luật Việt Nam;
  • Tư vấn về các hồ sơ, giấy tờ cần thiết thực hiện thủ tục mua bán nhà đất tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn, soạn thảo các loại giấy tờ, thay mặt thực hiện các thủ tục cần thiết với cơ quan có thẩm quyền;
  • Giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai.

 

Trên đây là nội dung giới thiệu về Quy định về Việt Kiều mua nhà đất ở Việt Nam, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về đất đai:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

 

Scores: 4.4 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *